Chuỗi giá trị ngành Sữa Việt Nam
1. Nguyên vật liệu đầu vào
Nhắc đến chuỗi giá trị ngành sữa, đầu tiên không thể thiếu là nguyên liệu đầu vào. Nguyên vật liệu chính để sản xuất các loại sữa chủ yếu là sữa bò tươi nguyên chất, để thu hoạch được sữa bò thì nguyên liệu gián tiếp là cỏ và các trang trại bò sữa. Bên cạnh đó có các NVL khác như đường, hương liệu, bao bì,... cũng chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí tuy nhiên giá ít bị biến động theo giá trên thị trường hơn.
Ở Việt Nam, nguồn nguyên liệu sữa tự cung chỉ chiếm đâu có 40% từ hơn 1,700 trang trại và hơn 28,700 hộ chăn nuôi bò sữa. 60% còn lại vẫn phải nhập khẩu từ thị trường nước ngoài. Nổi tiếng về chất lượng nguồn sữa là New Zealand tới 28%, sau là Hoa Kỳ 18% và các quốc gia khác như Úc, Nhật Bản, và các nước EU.
Các loại sữa nhập khẩu chia thành 3 nhóm chính:
- Sữa bột nguyên kem (WMP - Whole Milk Powder): Chứa tất cả các thành phần tự nhiên của sữa bò, bao gồm chất béo, protein, lactose, vitamin và khoáng chất.
- Sữa bột tách béo (NFDM - Nonfat Dry Milk Powder): Được sản xuất bằng cách loại bỏ hầu hết chất béo từ sữa tươi, thường chỉ chứa khoảng 1% chất béo.
- Sữa bột gầy (SMP - Skimmed Milk Powder): Giống như sữa bột tách béo (NFDM), nhưng có tiêu chuẩn hóa hàm lượng protein tối thiểu là 34%. NFDM không có tiêu chuẩn hóa protein cụ thể.
2. Quy trình sản xuất
Sản xuất sữa tại Việt Nam từ hơn 200 đơn vị doanh nghiệp sản xuất với 30+ nhà máy đạt tiêu chuẩn chất lượng cao GMP/HACCP/ISO. Các nhà máy này đóng góp trực tiếp vào quá trình tạo ra các sản phẩm sữa đạt chất lượng cao hiện nay.
Quy trình và cách thức tạo ra mỗi loại sữa là khác nhau do vậy các dây chuyền sản xuất cũng khá đa dạng. Các loại sữa điển hình đang được tiêu thụ chủ yếu là: Sữa tiệt trùng - sữa thanh trùng - sữa bột - sữa chua uống - phô mai.
Quá trình chuẩn hóa sữa:
- Sữa tiệt trùng: 140oC trong 4-6 giây -> làm lạnh 20oC
- Sữa thanh trùng: 90oC trong 30 giây -> làm lạnh 4oC
- Sữa hoàn nguyên: trộn sữa bột & nước ở 40oC
- Sữa đặc: nấu -> bổ sung surup -> kết tinh
- Sữa bột: Thanh trùng -> cô đặc -> đồng hóa -> sấy sữa
- Phô mai: Tách béo 1 phần -> lên men -> đông sữa lactic -> tạo hình và rút nước váng sữa
Thị phần sữa tại Việt Nam khá đa dạng, dù 200 đơn vị sản xuất nhưng thị phần rơi vào các ông lớn như Vinamilk, Nutifood, TH True Milk, Nestle, IDP,.. là chủ yếu. Mỗi thương hiệu sẽ đẩy mạnh vào những dòng sản phẩm khác nhau, song chủ yếu vẫn phụ thuộc vào dòng sữa nước, sữa bột vẫn bị các thương hiệu ngoại chiếm thị phần cao hơn.
3. Đầu ra - tiêu thụ
Các sản phẩm sữa được sản xuất ở VN chủ yếu dùng để tiêu thụ trong nước chỉ đáp ứng 40-50% nhu cầu sử dụng. Do vậy phần lớn vẫn nhập khẩu từ nước ngoài, người tiêu dùng Việt Nam cũng có xu hướng chi tiêu vào các dòng sữa bột cho mẹ và bé ở phân khúc cao cấp hơn.
Các kênh phân phối chính của ngành sữa ở thời điểm hiện tại là:
- Siêu thị, TTTM, cửa hàng tiện lợi
- Phân phối độc quyền, đại lý
- Cửa hàng thương hiệu riêng
- Sàn thương mại điện tử
- Điểm bán lẻ, tạp hóa
Ngoài ra kênh xuất khẩu cũng đang ngày càng tích cực, khi các mặt hàng, chủ yếu của doanh nghiệp Vinamilk đang để lại dấu ấn tích cực của ngành sữa VN trên thị trường quốc tế. Lũy kế, sản phẩm sữa đã có mặt hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ. Nhóm thị trường chính: ĐNÁ, Trung Đông, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc (thị trường mới nổi nhưng cũng có nhiều đơn hàng giá trị cao). Do vậy chuỗi giá trị ngành sữa vẫn có đủ đầu ra ở trong và ngoài nước, hi vọng trong tương lai tỷ trọng xuất khẩu ra toàn cầu ngày càng nâng cao hơn.
Xem thêm chuỗi giá trị các ngành khác tại ĐÂY.
- Chuỗi giá trị ngành Dược: Link bài viết
- Chuỗi giá trị ngành Bán lẻ ICT: Link bài viết