Liên hệ với chúng tôi Contact Us

CHUỖI GIÁ TRỊ NGÀNH THÉP

Ngành thép Việt Nam là một ngành có vai trò quan trọng trong nền kinh tế, cung cấp nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp, đặc biệt là xây dựng, giao thông vận tải và sản xuất công nghiệp. Dưới đây là phân tích chi tiết chuỗi giá trị ngành thép Việt Nam, bao gồm các công đoạn từ đầu vào, quá trình sản xuất, đến đầu ra, với sự liên kết với các doanh nghiệp trong ngành.

1. ĐẦU VÀO

Chuỗi Giá Trị Ngành Thép Nguyên liệu đầu vào trong sản xuất thép gồm một số thành phần chủ yếu như quặng sắt, than cốc, thép phế liệu, điện năng và các vật liệu phụ trợ khác

  • Quặng sắt và Than cốc là nguyên liệu chính để sản xuất gang, từ đó luyện thành thép. Quặng sắt chủ yếu nhập khẩu từ các quốc gia như Australia, Brazil, và Trung Quốc (cảng Thiên Tân). 
  • Thép phế liệu: 50% tiêu thụ từ nhập khẩu. Nhật Bản, Mỹ và Australia là 3 thị trường xuất khẩu phế liệu thép chính cho Việt Nam, trong đó Nhật Bản chiếm 53,9% tổng lượng nhập khẩu.  Ngoài ra, điện cực  graphite cũng là nguyên liệu đầu vào của các doanh nghiệp sử dụng lò EAF.

Biến động giá thép chủ yếu là do biến động từ giá nguyên vật liệu. Ví dụ, giá thép xây dựng điều chỉnh giảm 200-250 đồng/kg vào đầu tháng 12/2024, chủ yếu do giá thép trong nước yếu và giá các loại nguyên liệu quặng sắt, than mỡ, phế liệu và giá phôi thép giao dịch Đông Nam Á đều giảm. 

Ngành thép phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu nguyên liệu, với tỷ trọng nhập khẩu chiếm hơn 70% tổng giá vốn. Vì thế, tỷ giá và biến động trong giá NVL ảnh hưởng lớn tới chi phí sản xuất và biên lợi nhuận. Các doanh nghiệp thường giảm bớt áp lực này bằng chính sách tích trữ tồn kho nguyên liệu. 

2. QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT

Quá trình sản xuất thép tại Việt Nam bao gồm một số công đoạn chính, từ việc luyện gang đến luyện thép và chế biến thành phẩm.

2.1. Luyện gang

Quá trình này sử dụng quặng sắt, than cốc và vôi để sản xuất gang lỏng, tiền thân của thép. Giá trị gia tăng của công đoạn luyện gang rất lớn, hơn 430% so với giai đoạn khai thác và chế biến quặng sắt. Các doanh nghiệp tham gia sâu vào chuỗi giá trị, đặc biệt từ khâu luyện gang (như HPG), thường đạt được biên lợi nhuận cao và giá thành sản phẩm thấp, qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.

2.2. Luyện Thép

Hiện nay, có 3 công nghệ khác nhau để luyện thép là lò thổi oxy BOF (Basic Oxygen Furnace)lò điện EAF (Electric Arc Furnace) lò cảm ứng IF. Trong tổng sản lượng sản xuất, tỷ trọng của BOF, EAF và IF chiếm lần lượt là 49%, 38% và 13% 

BOF và EAF có sự khác biệt về nguyên liệu đầu vào, công suất, mức tiêu thụ điện, và tác động tới môi trường. 

Về mặt nguyên liệu, để sản xuất 1 tấn thép thô cần: 

  • Lò BOF: 1.370 kg quặng sắt, 780kg than luyện coke, 270kg đá vôi, và 125kg thép phế.
  • Lò EAF: 1036kg phế liệu thép, 28kg đá vôi lime: 28kg, 21kg coke và 3kg điện cực. 

YẾU TỐ

LÒ BOF 

LÒ EAF 

Vốn ban đầu

Cao hơn 

Thấp hơn 

Nguyên liệu đầu vào

Chi phí nguyên liệu cao

Chi phí nguyên liệu thấp hơn

Mức tiêu thụ điện

Thấp hơn 10-15% 

Rất lớn

Công suất 

Cao hơn (300-400 tấn thép/ 30 phút)

Thấp hơn (150 tấn thép/ 1 giờ)

Ô nhiễm môi trường 

Cao hơn (vì nhiệt sinh ra từ đốt than)

Thấp hơn 

DOANH NGHIỆP

HPG 

POM, TVN, TIS, VCA

Ngoài ra, các loại thép hợp kim và thép chuyên dụng thường được sản xuất bằng công nghệ lò điện cảm ứng (IF), một phiên bản cải tiến của lò EAF. Ưu điểm của lò IF là đòi hỏi mức vốn đầu tư thấp hơn và chi phí vận hành cũng tiết kiệm hơn so với lò EAF.

2.3. Thép bán thành phẩm & Thép thành phẩm

Bán thành phẩm:

  • Phôi thép Blooms, phôi thép thanh và phôi thép phiến là những vật liệu cho quá trình sản xuất tiếp theo của các sản phẩm thép, có thể được chia thành nguyên liệu để sản xuất thép dài và thép dẹp.
  • HRC là nguyên liệu chính để sản xuất ống thép và tôn. Hòa Phát (HPG) là doanh nghiệp Việt Nam niêm yết duy nhất có khả năng sản xuất HRC bằng lò BOF. Ngành thép Việt Nam sử dụng HRC sản xuất từ HPG, Formosa và nhập khẩu phần còn lại.

Thép thành phẩm: 

  • Thép dài: sản xuất từ phôi billet, sử dụng trong xây dựng 
  • Thép dẹt: sản xuất từ phôi dẹt, bao gồm thép HRC, CRC, ống thép và tôn mạ.

3. ĐẦU RA

Các sản phẩm thép của Việt Nam chủ yếu được tiêu thụ trong nước, chiếm khoảng 70%, với thép xây dựng (thép hình, thép thanh) là mặt hàng chủ yếu. Trong thị trường nội địa, Hòa Phát (HPG) dẫn đầu về thép xây dựng (38%)  và ống thép (27%), trong khi Hoa Sen Group (HSG) đứng đầu về tôn mạ (28,89%), còn Formosa Hà Tĩnh dẫn đầu về thép HRC.

Về xuất khẩu, các sản phẩm chủ yếu của Việt Nam bao gồm thép xây dựng, HRC, tôn mạ và phôi thép. Các thị trường chủ yếu là ASEAN, EU, và Mỹ. 

Top 10 thị trường xuất khẩu thép của Việt Nam 9 tháng năm 2024

Kết luận:

Chuỗi giá trị ngành thép Việt Nam rất đa dạng và phức tạp, bao gồm nhiều công đoạn từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm thành phẩm. Nhìn chung, ngành thép chịu ảnh hưởng của (1) giá thép thế giới, sản lượng tiêu thụ thép và thị trường bất động sản Việt Nam, (2) chính sách bảo hộ thương mại tại nhiều khu vực & quốc gia, (3) tỷ giá. Các doanh nghiệp lớn như Hòa Phát, Formosa Hà Tĩnh, và Hoa Sen có ảnh hưởng lớn đến thị trường thép trong nước và quốc tế, với nhu cầu tiêu thụ chủ yếu đến từ các ngành xây dựng và công nghiệp. Tương lai của ngành thép Việt Nam vẫn đầy tiềm năng, với nhu cầu ngày càng tăng trong cả thị trường nội địa và xuất khẩu.

Quý nhà đầu tư có thể tìm đọc thêm các chuỗi giá trị ngành khác như ngành Sữa, ngành Nước, ngành BĐS, ngành Bán lẻ.. tại ĐÂY


Có thể bạn quan tâm
CHUỖI GIÁ TRỊ BĐS KHU CÔNG NGHIỆP

CHUỖI GIÁ TRỊ BĐS KHU CÔNG NGHIỆP

Ngành triển vọng 2024-11-12 09:43

Bất động sản khu công nghiệp (BĐS KCN) không chỉ đơn thuần là việc xây dựng nhà xưởng cho thuê. Để m...

Chuỗi giá trị ngành Vận Tải Biển

Chuỗi giá trị ngành Vận Tải Biển

Ngành triển vọng 2024-11-11 09:45

Vận tải biển là một phần không thể thiếu trong nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là với các quốc gia có...

Chuỗi giá trị ngành Chứng Khoán

Chuỗi giá trị ngành Chứng Khoán

Ngành triển vọng 2024-11-08 15:11

Các công ty chứng khoán không chỉ đóng vai trò trung gian mà còn tham gia vào đầu tư trực tiếp (tự d...

Chuỗi giá trị ngành Đá xây dựng

Chuỗi giá trị ngành Đá xây dựng

Ngành triển vọng 2024-10-10 11:41

Ngành đá xây dựng là một ngành có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguyên liệu cho các công tr...

Chuỗi giá trị ngành Dầu Khí

Chuỗi giá trị ngành Dầu Khí

Ngành triển vọng 2024-10-09 16:07

Xăng dầu là ngành có chuỗi giá trị tương đối phức tạp, vì từ công đoạn khai thác thượng nguồn cho tớ...

Chuỗi giá trị ngành Đường

Chuỗi giá trị ngành Đường

Ngành triển vọng 2024-10-02 16:44

Chuỗi giá trị ngành đường Việt Nam cũng tương tự như ngành đường thế giới bao gồm các khâu từ trồng...

Chuỗi giá trị ngành Xây dựng

Chuỗi giá trị ngành Xây dựng

Ngành triển vọng 2024-09-29 21:49

Chuỗi giá trị ngành xây dựng bao gồm nhiều giai đoạn và bên liên quan, từ khâu lên chuẩn bị, thiết k...

Chuỗi giá trị ngành Cảng biển Việt Nam

Chuỗi giá trị ngành Cảng biển Việt Nam

Ngành triển vọng 2024-09-16 16:05

Việt Nam là một đất nước có đường bờ biển trải dài, vì vậy, hoạt động giao thương qua Cảng biển là m...

Chuỗi giá trị ngành dệt may Việt Nam

Chuỗi giá trị ngành dệt may Việt Nam

Ngành triển vọng 2024-09-13 17:29

Trong nhiều năm qua, ngành dệt may đã dẫn đầu trong chiến lược xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam ra th...

Chuỗi giá trị ngành săm lốp Việt Nam

Chuỗi giá trị ngành săm lốp Việt Nam

Ngành triển vọng 2024-09-13 10:53

Chuỗi giá trị ngành săm lốp khá tương đồng và có mối quan hệ khắng khít với ngành cao su nhưng ngành...

Chuỗi giá trị ngành Tôm Việt Nam

Chuỗi giá trị ngành Tôm Việt Nam

Ngành triển vọng 2024-09-11 13:39

Chuỗi giá trị Ngành tôm tại Việt Nam sẽ bắt đầu từ tôm giống đối với những công ty mong muốn chủ độn...

Chuỗi giá trị ngành Cá Tra Việt Nam

Chuỗi giá trị ngành Cá Tra Việt Nam

Ngành triển vọng 2024-09-10 10:46

Chuỗi giá trị cá tra bao gồm các bước từ đầu vào như sản xuất thức ăn chăn nuôi, trại cá giống, đến...

Chuỗi giá trị ngành Dược Việt Nam

Chuỗi giá trị ngành Dược Việt Nam

Ngành triển vọng 2024-09-09 16:01

Chuỗi giá trị ngành Dược bắt đầu từ những nguyên liệu dược như dược phẩm hoạt tính (API) và tá dược...

Chuỗi giá trị ngành Sữa Việt Nam

Chuỗi giá trị ngành Sữa Việt Nam

Ngành triển vọng 2024-09-09 15:38

Hiểu được chuỗi giá trị của ngành sẽ rất dễ dàng để chúng ta tiếp cận phân tích một doanh nghiệp. Bà...

Chuỗi giá trị của ngành bán lẻ ICT tại Việt Nam

Chuỗi giá trị của ngành bán lẻ ICT tại Việt Nam

Ngành triển vọng 2024-09-05 13:30

Chuỗi giá trị ngành bán lẻ nói chung và ngành bán lẻ ICT (Công nghệ Thông tin và Truyền thông) nói r...

Chuỗi giá trị ngành bán lẻ trang sức Việt Nam

Chuỗi giá trị ngành bán lẻ trang sức Việt Nam

Ngành triển vọng 2024-08-21 11:23

Để mô tả chuỗi giá ngành bán lẻ trang sức môt cách đầy đủ từ khâu nguyên liệu đầu vào đến quá trình...

Báo cáo chiến lược: “Thép đã tăng thế đấy”

Báo cáo chiến lược: “Thép đã tăng thế đấy”

Ngành triển vọng 2023-11-27 14:59

Bức tranh ngành thép Việt Nam năm 2024 đã có phần sáng sủa hơn khi vốn dĩ đây là một trong những ngà...

BÁO CÁO CẬP NHẬT KQKD NGÀNH NGÂN HÀNG QUÝ 3/2023

BÁO CÁO CẬP NHẬT KQKD NGÀNH NGÂN HÀNG QUÝ 3/2023

Ngành triển vọng 2023-11-15 10:47

Kết quả kinh doanh của nhóm ngân hàng quý 3 đi ngang so với cùng kỳ và đạt 68% kế hoạch 2023. Tuy ch...

Triển vọng ngành thép Trung Quốc 2024

Triển vọng ngành thép Trung Quốc 2024

Ngành triển vọng 2023-11-14 07:47

Mặc dù có thể thấy sự phục hồi trong sản lượng thép tại quốc gia này từ đầu năm nhưng dự kiến những...