Chuỗi giá trị ngành dệt may Việt Nam với 3 mảng chính:
- Mảng sợi
- Mảng dệt nhuộm
- Mảng may mặc
1. Mảng sợi
- Đầu vào: Nguyên liệu đầu vào như bông và polyester chủ yếu được nhập khẩu từ các quốc gia như Australia với tỉ lệ là 31.5% ở năm 2023, theo sau đó là Hoa Kỳ và Brazil. Theo Hiệp hội Bông Sợi Việt Nam (VCOSA), nguồn cung bông trong nước chỉ đáp ứng khoảng 1% nhu cầu nội địa, trong khi polyester cũng phụ thuộc vào nhập khẩu do các nhà máy trong nước sản xuất ít vì giá trị kinh tế không cao. Việt Nam là quốc gia nhập khẩu bông lớn thứ 3 thế giới với sản lượng tiêu thụ 1,5 triệu tấn/năm. Bên cạnh đó, dầu, khí đốt cũng là một nguyên liệu đầu vào của mảng sợi.
- Quá trình sản xuất: Sợi xơ, bông sẽ được các nhà máy dệt, kéo sợi thành sợi tự nhiên. Loại sợi còn lại là sợi tổng hợp được tạo nên từ việc hóa dầu nguyên liệu dầu, khí đốt. Một số công ty niêm yết có sản xuất mảng này như: CTCP Dệt May Huế (HDM), CTCP Dệt May - Đầu Tư - Thương Mại Thành Công (TCM), CTCP Damsan (ADS),..
- Đầu ra: Sản phẩm đầu ra là các loại sợi, cung cấp cho các doanh nghiệp dệt may trong nước và xuất khẩu, với các thị trường xuất khẩu chính bao gồm Trung Quốc, Hàn Quốc và Hoa Kỳ. Trong đó, sợi nhân tạo sản xuất nội địa chiếm khoảng 67%, nhập khẩu chỉ chiếm khoảng 33%.
2. Mảng dệt, nhuộm
- Rõ ràng vai trò của ngành dệt đối với riêng ngành may và tổng thể ngành dệt may là rất lớn vì vải là yếu tố quan trọng quyết định đến chi phí và chất lượng cuối cùng của một sản phẩm may mặc. Mặc dù có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguyên liệu tại chỗ cho ngành may nhưng trên thực tế, ngành dệt Việt Nam chưa làm tốt vai trò đó do Việt Nam có quy mô nhỏ, công nghệ chưa phát triển và các quy định môi trường nghiêm ngặt, chi phí sản xuất trong các công đoạn như dệt và nhuộm thường cao, khó cạnh tranh so với Trung Quốc và Đài Loan.
- Quy trình sản xuất của mảng này là với từ sợi dệt nhuộm thành vải. Trong đó, sản xuất vải nội địa chiếm 36% tổng sản lượng vải.
3. Mảng may
Ngành may mặc là mảng mạnh nhất của trong chuỗi giá trị dệt may Việt Nam với lợi thế nguồn nhân công dồi dào, tay nghề cao. Kim ngạch xuất khẩu dệt may liên tục tăng trong những năm qua. Theo Trung tâm thương mại Quốc tế (ITC), tổng kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc Việt Nam trên thế giới chiếm 7.48%, xếp thứ 3 sau Trung Quốc và Bangladesh.
- Đầu vào: Tổng trị giá vải nhập khẩu thường chiếm gần 70% so với giá trị kim ngạch xuất khẩu. Trong đó, lượng vải đầu vào nhập từ Trung Quốc chiếm khoảng 62.4% trong năm 2024.
- Quy trình sản xuất: Ngành dệt may có 4 phương thức sản xuất: CMT, FOB, ODM, OEM:
- CMT: Là thuật ngữ chỉ 3 từ: Cut, Make, Trim. Cụ thể, Cut: Cắt vải từ cuộn vải theo rập thiết kế sẵn từ phía khách hàng. Make: May, khâu, vá lại với vải với nhau thành sản phẩm hoàn chỉnh. Trimp: Cắt chỉ và làm sạch chỉ khỏi quần áo sau khi khâu. Thực hiện kiểm tra, hoàn thiện sản phẩm, đóng gói hàng thành phẩm theo yêu cầu.
- OEM (viết tắt của: Original Equipment Manufacturing; tạm dịch: sản xuất thiết bị gốc) có ý nghĩa là DN sản xuất nhận đơn đặt hàng may mặc sử dụng tất cả những gì vốn có của DN sở tại từ nguồn hàng, máy móc, chi phí, nhân công…. để hoàn thành đơn hàng được đặt may. FOB (viết tắt của: Free On Board) có ý nghĩa là DN sản xuất nhận đơn đặt hàng may mặc chỉ có trách nhiệm Ship hàng ra ngoài cảng biển là hết trách nhiệm của DN sản xuất. Phần chi phí phát sinh như trả tiền vận chuyển tàu biển & bảo hiểm đơn hàng từ cảng cho điểm đến cuối cùng của đơn hàng sẽ do người đặt hàng (khách hàng) chịu trách nhiệm.
- ODM (viết tắt của: Original Design Manufacturing; tạm dịch: Mẫu ban đầu thuộc về DN sản xuất) có nghĩa là DN sản xuất (xưởng may) sẽ tự chủ hết tất cả các khâu từ thiết kế mẫu, quá trình thu mua nguyên vật liệu, quá trình cắt may, hoàn thiện sản phẩm, đóng gói và ship hàng.
- OBM (viết tắt của: Original Brand Manufacturing; tạm dịch: Mẫu và thương hiệu ban đầu độc quyền của DN sản xuất) có nghĩa là DN sản xuất (xưởng may) sẽ tự chủ hết tất cả các khâu từ thiết kế thương hiệu riêng của mình, thiết kế mẫu riêng, tự chủ quá trình thu mua nguyên vật liệu, quá trình cắt may, hoàn thiện sản phẩm, đóng gói và ship hàng cho các cty con của DN sản xuất. Đây là trình độ sản xuất cao nhất của một doanh nghiệp dệt may vươn tới. Ở trình độ này DN sản xuất thường là một khu phức hợp với số lượng nhân công tính trên ngàn người và hàng chục công ty con liên kết bổ sung cho nhau trong việc sản xuất.
Chủ yếu các doanh nghiệp Dệt may Việt Nam là gia công CMT và FOB với lần lượt 65% và 25% tỷ trọng. Tuy nhiên, đây là 2 hình thức sản kém nhất trong chuỗi giá trị Mảng may, với biên lợi nhuận chỉ khoảng 10%-20% và chiếm một giá trị thặng dư rất bé trong chuỗi giá trị của hàng May mặc.
- Đầu ra: Sản phẩm may mặc tập trung chủ yếu vào xuất khẩu với các thị trường chính là Mỹ, Eu, Nhật Bản.
Đọc thêm các chuỗi giá trị ngành khác như ngành Cao Su, ngành Bán Lẻ ICT, ngành Sữa,... tại ĐÂY!