1. Đầu vào
Tôm bố mẹ:
Tôm bố mẹ là đầu vào quan trọng đối với ngành tôm, quyết định khả năng sản lượng và chất lượng tôm giống. Tôm nhập khẩu từ Công ty SIS (Hoa Kỳ) chiếm 65%, Công ty C.P. (Thái Lan) chiếm 20%, còn lại là các đơn vị cung cấp khác chiếm 15%.
Tôm bố mẹ lựa chọn phải khỏe mạnh, không bị nhiễm bệnh, có kích thước lớn và có khả năng sinh sản cao; sau khi được lựa chọn sẽ được đưa vào các trại nuôi riêng biệt để sinh sản. Tôm mẹ đẻ trứng sau khi thụ tinh, và trứng được ấp trong môi trường nước biển có điều kiện tối ưu (oxy, độ mặn và nhiệt độ).
Để chủ động nguồn tôm bố mẹ, các công ty sẽ gia hóa tôm giống: chọn lọc và nhân giống tôm, để tạo ra dòng tôm giống có khả năng thích nghi tốt và tăng cường các đặc tính có lợi (kháng bệnh, tốc độ tăng trưởng, và khả năng sinh sản)
Một số doanh nghiệp có thể tự chủ nguồn tôm bố mẹ bao gồm: Tập đoàn Việt – Úc, Công ty TNHH Moana Ninh Thuận
Tôm giống:
Khi trứng nở thành ấu trùng tôm, và ấu trùng này sẽ tiếp tục được chăm sóc cẩn thận trước khi đạt kích thước (thường là từ PL10 đến PL15) và điều kiện phù hợp để thả nuôi trong những ao đảm bảo về độ mặn, pH, nhiệt độ, và diệt khuẩn.
Những nguyên liệu cần thiết để nuôi tôm và duy trì tỷ lệ nuôi thành công cao:
- Thức ăn cho tôm (65% trong giá thành nuôi tôm CN): Thức ăn dạng viên công nghiệp giàu protein, và bổ sung thêm các loại men vi sinh và khoáng chất.
- Thuốc tôm: sử dụng vắc-xin, men vi sinh và kháng sinh để bảo vệ sức khỏe của tôm
- Nhân sự kiểm soát môi trường: để nước ao liên tục về độ mặn, oxy hòa tan, nhiệt độ và chất lượng nước.
Những công ty đã chủ động nuôi tôm giống lấy tôm nguyên liệu: MPC: CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (MPC), Công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng (Stapimex), Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta (FMC).
Tôm nguyên liệu:
Các công ty chưa thể chủ động hoàn toàn nguồn cung tôm nguyên liệu và theo đó phải mua lại từ các hộ gia đình liên kết. Điều này dẫn đến một số bất lợi sau: chất lượng tại trại giống chưa được đồng đều và đảm bảo, giá tôm dao động theo mùa vụ
2. Quá trình sản xuất
Tôm nguyên liệu được đưa vào nhà máy, qua quy trình sơ chế - lột vỏ, bỏ đầu, đuôi, rút tim, tùy theo loại sản phẩm. Tôm thành phẩm ở giai đoạn này (tôm sơ chế) phục vụ các nhà máy chế biến, nhà hàng hoặc nhà bán lẻ muốn tự chế biến thêm:
- Tôm nguyên con
- Tôm PTO (Peeled Tail On): chỉ lột vỏ
- Tôm PD (Peeled Deveined): bỏ đầu, lột vỏ, rút tim và bỏ đuôi
- Tôm PDTO (Peeled Deveined Tail On): lột vỏ, rút tim, bỏ đầu nhưng để lại đuôi
Tôm sau sơ chế có thể đưa vào kho đông lạnh nhằm xuất khẩu hoặc dùng làm đầu vào cho quá trình chế biến tăng giá trị sản phẩm:
- Tôm chế biến một phần (Tôm hấp): phục vụ nhà hàng, quán ăn nhanh, nhà bán lẻ yêu cầu sản phẩm đã chín một phần, dễ chế biến tiếp
- Tôm giá trị gia tăng: Tôm Nobashi, Tôm tẩm bột (Breaded Shrimp), và Tôm tẩm bột kiểu Nhật (Tempura Shrimp), …
3. Đầu ra
70-80% sản lượng được xuất khẩu: Tổng kim ngạch xuất khẩu tôm đạt 3.4 tỷ USD, giảm 22% so với năm 2022
Kim ngạch theo loại tôm:
- Tôm chân trắng đạt 2,514 triệu USD, chiếm ~74.0%
- Tôm sú đạt 460 triệu USD, chiếm ~13.5%
- Tôm khác đạt 415 triệu USD, chiếm ~12.2%
Các thị trường xuất khẩu lớn:
- Mỹ đạt 682 triệu USD, giảm -15% svck
- TQ & HK đạt 607 triệu USD, giảm -9% svck
- Nhật Bản đạt 511 triệu USD, giảm -24% svck
- Hàn Quốc đạt 43 triệu USD, giảm -27% svck
- Úc đạt 233 triệu USD, giảm -14% svck
Tham khảo thêm các ngành khác tại Ngành triển vọng.