1. Đầu Vào (Nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh)
-
Vốn góp từ cổ đông (VCSH): Nguồn vốn từ các cổ đông của công ty chứng khoán.
-
Nợ vay ngân hàng, trái phiếu: Công ty chứng khoán có thể vay từ ngân hàng hoặc phát hành trái phiếu để tăng cường vốn cho các hoạt động đầu tư và dịch vụ.
2. Hoạt Động Kinh Doanh (Các dịch vụ tạo ra giá trị)
-
Dịch vụ chứng khoán
- Môi giới: Dịch vụ môi giới mua bán chứng khoán cho khách hàng. Đây là nguồn thu quan trọng từ các khoản phí giao dịch. Thị phần càng nhiều = số lượng mua bán càng cao = doanh thu từ mảng môi giới càng lớn
- Cho vay Margin: Dịch vụ cho vay ký quỹ để khách hàng có thể mua cổ phiếu với số vốn lớn hơn vốn thực tế, giúp tăng cường sức mua nhưng cũng tăng rủi ro.Tỷ lệ cho vay margin/vốn chủ là yếu tố để đánh giá mức độ rủi ro của doanh nghiệp.
- Dịch vụ lưu ký và tư vấn đầu tư: Bao gồm các dịch vụ lưu ký tài sản cho khách hàng và cung cấp tư vấn đầu tư cho họ.
-
Tự doanh:Công ty chứng khoán sử dụng vốn của mình để tự mua và bán chứng khoán, tạo lợi nhuận từ chênh lệch giá và lợi nhuận từ đầu tư dài hạn.
- AFS (tài sản sẵn sàng để bán): tài sản chủ yếu là tiền gửi vì vậy đối với khoản mục này có mức độ rủi ro thấp, đôi khi tài sản này cũng có các khoản đầu tư cổ phiếu, nhưng sự biến động giá của cổ phiếu không ảnh hưởng đến P&L mà chỉ ảnh hưởng đến Other Comprehensive Income (OCI - hay vốn chủ sở hữu của công ty)
- FVTPL (thu nhập từ tài sản ghi nhận thông qua lãi/lỗ): nếu công ty chứng khoán có các khoản đầu tư cổ phiếu và để tại FVTPL thay vì AFS, thì sự biến động giá của cổ phiếu sẽ ảnh hưởng đến P&L của công ty.
-
Ngân hàng đầu tư (Investment Banking)
- Tư vấn phát hành cổ phiếu và trái phiếu: Ngân hàng đầu tư tư vấn và hỗ trợ doanh nghiệp trong các hoạt động phát hành cổ phiếu và trái phiếu, nhằm huy động vốn từ thị trường tài chính. Dịch vụ này giúp các doanh nghiệp tăng cường năng lực tài chính để mở rộng sản xuất, phát triển dự án hoặc thực hiện các kế hoạch chiến lược.
- Tư vấn M&A (Mua bán & Sáp nhập): Ngân hàng đầu tư hỗ trợ doanh nghiệp trong các giao dịch mua bán, sáp nhập hoặc tái cấu trúc công ty, giúp họ tối ưu hóa tài sản, tăng hiệu quả hoạt động, và tiếp cận các cơ hội mới trong ngành.
- Định giá và tư vấn chiến lược: Ngân hàng đầu tư cung cấp dịch vụ định giá doanh nghiệp, giúp các công ty xác định giá trị thực và tiềm năng tăng trưởng. Đồng thời, họ cũng cung cấp tư vấn chiến lược nhằm tối ưu hóa các quyết định tài chính và quản lý rủi ro, giúp doanh nghiệp thu hút các nhà đầu tư tiềm năng.
- Hỗ trợ IPO và niêm yết: Trong quá trình doanh nghiệp lần đầu phát hành cổ phiếu ra công chúng (IPO) và niêm yết trên sàn chứng khoán, ngân hàng đầu tư đóng vai trò kết nối giữa doanh nghiệp và các nhà đầu tư, giúp đảm bảo quá trình IPO diễn ra suôn sẻ và thu hút được lượng vốn lớn nhất có thể.
3. Đầu Ra (Lợi ích và nguồn thu nhập từ hoạt động)
- Lãi cho vay Margin: Thu nhập từ các khoản cho vay margin.Khách hàng vay vốn từ công ty chứng khoán phải trả lãi suất trên khoản vay này. Lãi suất thường được tính theo tỷ lệ % trên tổng số tiền đã vay.
- Phí môi giới: Thu nhập từ dịch vụ môi giới chứng khoán.
- Phí giao dịch mua và bán chứng khoán: Công ty chứng khoán tính phí khi khách hàng mua hoặc bán cổ phiếu, trái phiếu và các loại chứng khoán khác. Mức phí này thường là tỷ lệ phần trăm trên giá trị giao dịch và có thể thay đổi tùy theo chính sách của công ty hoặc yêu cầu từ khách hàng.
- Phí giao dịch trên các nền tảng trực tuyến: Ngày nay, nhiều công ty chứng khoán triển khai các nền tảng giao dịch trực tuyến, cho phép khách hàng tự giao dịch với mức phí thấp hơn. Phí giao dịch này có thể thấp hơn so với giao dịch truyền thống nhưng với số lượng giao dịch lớn, công ty vẫn thu được nguồn lợi nhuận ổn định.
- Phí ứng trước tiền bán: Hiện nay vẫn còn quy định t+2, nên với nhà đầu tư có nhu cầu giao dịch ngay cần thực hiện ứng trước tiền bán chờ về để giao dịch mua ngay trong t0, vì vậy sẽ có phí ứng. Tuy nhiên đa số các công ty chứng khoán đang thực hiện miễn phí ứng.
- Phí lưu ký: Các khoản phí từ dịch vụ lưu ký cho khách hàng (do UBCKNN thu).
- Phí lưu ký cổ phiếu và chứng chỉ quỹ: Thông thường, phí lưu ký cổ phiếu và chứng chỉ quỹ tại Việt Nam là 0,3 VND/cổ phiếu hoặc chứng chỉ quỹ/tháng. Đây là mức phí tính trên mỗi cổ phiếu hoặc chứng chỉ quỹ mà nhà đầu tư lưu ký trong tài khoản của mình.
- Phí lưu ký trái phiếu: Đối với trái phiếu, mức phí lưu ký thường là 0,2 VND/trái phiếu/tháng. Phí lưu ký trái phiếu có thể thấp hơn so với cổ phiếu do đặc thù của loại chứng khoán này.
- Phí lưu ký chứng quyền: Đối với chứng quyền có bảo đảm (covered warrant), mức phí lưu ký cũng thường là 0,3 VNĐ/chứng quyền/tháng.
- Lợi nhuận từ tự doanh: Lợi nhuận từ chênh lệch giá của chứng khoán tự doanh, lợi nhuận từ cổ tức và lãi phát sinh từ các khoản đầu tư trái phiếu.
- Lợi nhuận từ chênh lệch giá
- Cổ tức và lãi từ đầu tư dài hạn
- Lợi nhuận từ trái phiếu
- Phí tư vấn: Thu nhập từ dịch vụ tư vấn phát hành cổ phiếu và trái phiếu cho doanh nghiệp, tư vấn cá nhân,...
Tìm hiểu thêm các chuỗi giá trị của ngành khác tại ĐÂY!!!