Không chỉ đảm nhiệm chức năng vận chuyển, chuỗi giá trị của ngành này còn bao gồm nhiều hoạt động bổ trợ như dịch vụ cảng, logistics, bảo hiểm, và tài chính. Mỗi mắt xích trong chuỗi giá trị từ đầu vào, vận chuyển cho đến đầu ra đều đóng góp quan trọng vào việc tối ưu hóa hiệu quả hoạt động và giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp cũng như khách hàng.
I. ĐẦU VÀO
- Nguồn cung cấp dầu thô: thường chịu ảnh hưởng từ giá thị trường toàn cầu, làm biến động chi phí đầu vào cho các công ty vận tải. Do Việt Nam chưa tự cung cấp đủ dầu thô cho nhu cầu trong nước, nên các công ty như PLX chủ yếu phụ thuộc vào nhập khẩu dầu thô:
- BSR (Bình Sơn - Dung Quất):
- 70% nhập trong nước (mỏ bạch hổ): PVEP và Vietsovpetro
- 30% nhập khẩu từ Mỹ, Tây Phi và các nước Trung Đông
- NSR (Nghi Sơn): nhập 100% dầu thô từ Kuwait
- BSR (Bình Sơn - Dung Quất):
- Dầu thành phẩm: PLX (Petrolimex - Cty mẹ) - hai nhà máy lọc dầu chính ở Việt Nam, Nghi Sơn và Bình Sơn, chiếm khoảng 55% lượng xăng dầu:
- BSR
- NSR
- Hạ tầng kho bãi và cảng phục vụ lưu trữ
- VTO và VIP: cảng Nhà Bè, Cái Mép, và Hải Phòng để lưu trữ và xử lý hàng hóa, phối hợp với PLX và PV Oil để đảm bảo nguồn cung ổn định.
- PVT và hệ sinh thái PVP, GSP, PDV: Dịch vụ kho bãi cho khí hóa lỏng (LPG), các kho chứa tại các cảng lớn được trang bị cho lưu trữ và trung chuyển an toàn các sản phẩm dầu khí và xăng dầu
II. VẬN TẢI BIỂN
A. Đội tàu và cơ sở hạ tầng
-
Vận tải dầu, hóa chất (Oil/Chemical Tankers):
- PVT và PVP, GSP: dầu thô và LPG, dầu thành phẩm
- PLX và VTO VIP: vận chuyển xăng dầu thành phẩm
-
Vận tải hàng rời (Bulk Carriers): PVT + VOS
Dành cho hàng hóa không đóng gói, như quặng, than đá, ngũ cốc, và các nguyên liệu xây dựng quặng, than đá, ngũ cốc, và các nguyên liệu xây dựng
-
Vận tải container (Container Ships): HAH
Vận chuyển hàng hóa đóng gói trong container tiêu chuẩn, giúp tăng tốc độ bốc dỡ hàng hóa và bảo vệ hàng hóa an toàn.
-
Tàu đa dụng (Multi-Purpose Vessels): PVP
Loại tàu này có thể chở nhiều loại hàng hóa khác nhau như dầu, hàng rời và hàng hóa đóng gói trong cùng một chuyến đi, giúp tối ưu hóa khả năng vận tải khi có nhu cầu thay đổi loại hàng giữa các chặng đường
-
Tàu chuyên dụng khác: GSP
Bao gồm tàu Roll-on/Roll-off (Ro-Ro) dùng để vận chuyển xe cộ, tàu Gas Carriers chở các loại khí dễ cháy, và tàu Heavy Lift Ships chuyên vận chuyển các thiết bị nặng hoặc tàu khác
B. Vận chuyển:
CƯỚC VẬN TẢI: chi phí mà các công ty vận tải (như PVT, VTO, VIP) thu từ khách hàng để thực hiện việc vận chuyển hàng hóa.
1. BHSI (Baltic Handy Size Index) - Tàu cỡ nhỏ (handysize)
- Cách tính: BHSI đo lường cước vận tải cho các tàu cỡ nhỏ (handysize), thường từ 15,000 đến 35,000 DWT (Deadweight Tonnage). Chỉ số này được tính toán dựa trên cước vận tải của một số tuyến đường cụ thể cho các tàu handysize.
- Ý nghĩa: Thể hiện sự biến động giá cước trong phân khúc tàu cỡ nhỏ, phản ánh nhu cầu và tình hình thị trường của hàng hóa như ngũ cốc, than và quặng
2. BCTI (Baltic Clean Tanker Index) - Tàu chở dầu sạch (clean tankers)
- Cách tính: BCTI theo dõi cước vận tải cho các tàu chở dầu sạch (clean tankers), chủ yếu vận chuyển các sản phẩm tinh chế từ dầu. Chỉ số này được tính bằng cách thu thập dữ liệu cước từ một số tuyến đường chở hàng chính.
- Ý nghĩa: Chỉ số này phản ánh sự thay đổi trong giá cước của các sản phẩm dầu mỏ như xăng, dầu diesel và các sản phẩm tinh chế khác. BCTI thường có sự biến động lớn do phụ thuộc vào giá dầu và nhu cầu tiêu thụ
3. BSI (Baltic Supramax Index) - Tàu supramax
- Cách tính: BSI đo lường cước vận tải cho các tàu supramax, có trọng tải từ 50,000 đến 60,000 DWT. Giống như BHSI, chỉ số này cũng dựa trên cước vận tải của một số tuyến đường cụ thể cho tàu supramax.
- Ý nghĩa: Chỉ số này cung cấp cái nhìn tổng quan về giá cước trong phân khúc tàu supramax, thường vận chuyển hàng hóa như quặng, than và ngũ cốc.
C. Giảm thiểu rủi ro và an toàn:
Để duy trì năng suất, đội tàu cần được bảo trì định kỳ, đảm bảo tuân thủ các quy định an toàn và tiêu chuẩn quốc tế. các công ty vận tải thường áp dụng các biện pháp quản lý rủi ro, như:
- Bảo hiểm: BVH
- Hợp đồng định hạn: Transimex, Viettel Post, và Vietstar
- Thiết bị bảo vệ môi trường: DNV GL và Bureau Veritas
III. ĐẦU RA:
Tiêu thụ và phân phối: Khi tàu cập bến, xăng dầu hoặc hàng hóa được vận chuyển đến các kho bãi hoặc trạm phân phối để tiêu thụ. Các công ty vận tải thường hợp tác với các nhà phân phối để đảm bảo quy trình giao nhận hàng hóa được thực hiện nhanh chóng, giảm thiểu chi phí lưu kho.
-
CẢNG BIỂN
- Xếp dỡ hàng hóa: GMD, VSC, PHP, DVP, CCL, SGP
- Lưu kho thông quan: Depot, ICD
2. GIAO NHẬN
- Bưu cục: VTP, TCL, TMS
- Vận tải đường bộ: HAH, GMD, TMS, SCS, ILB
Tìm hiểu thêm các chuỗi giá trị của ngành khác tại ĐÂY!!!