Phân loại theo hình thức vật lý, sản phầm đầu ra của xây dựng có 4 loại:
-
Nhà dân cư (chung cư, nhà ở)
-
Nhà thương mại và công (trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại...)
-
Công trình công nghệ đặc trưng (nhà máy hóa chất, nhà máy năng lượng...)
-
Cơ sở hạ tầng (đường xá, cầu, hầm...)
1. Đấu thầu
Quy trình đấu thầu có thể được chia thành: (1) Mời thầu → (2) Dự thầu → (3) Mở thầu → (4) Đánh giá → (5) Lựa chọn → (6) Ký hợp đồng
(1) Mời thầu: chủ đầu tư quyết định các tiêu chí, yêu cầu đối với gói thầu; cách đánh giá các tiêu chí trên; và phương thức đấu thầu để phù hợp với đặc điểm của dự án (về quy mô, kỹ thuật cũng như thời gian).
(2) → (5) Dự thầu, mở thầu, đánh giá và lựa chọn nhà thầu: Đối với gói thầu xây lắp, tiêu chí đánh giá hồ sơ dự thầu bao gồm: kinh nghiệm và năng lực, kỹ thuật và giá.
(6) Ký hợp đồng:
Hợp đồng xây dựng được phân loại theo 2 cách:
-
Tính chất, nội dung công việc: Quá trình thực hiện dự án gồm ba yếu tố chính, là Tư vấn xây dựng (E – Engineering), Thi công xây dựng (C – Construction) và Cung cấp thiết bị công nghệ (P – Procurement)
-
Theo Hình thức giá hợp đồng:
2. Đầu vào:
Đầu vào của ngành xây dựng gồm:
-
Nguyên vật liệu xây dựng chiếm tỷ trọng lớn, bao gồm: thép, xi măng. Ngoài ra có thể kể đến các Gỗ và các vật liệu từ gỗ; hóa chất, thủy tinh, nhựa, cát, đá...:
-
Nhân công
-
Máy móc
3. Quy trình xây dựng
3.1 Khảo sát
1. Lập và phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng.
2. Lập và phê duyệt phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng.
3. Thực hiện khảo sát xây dựng.
4. Nghiệm thu, phê duyệt kết quả khảo sát xây dựng
Các nội dung của nhiệm vụ khảo sát xây dựng bao gồm:
a) Mục đích khảo sát xây dựng;
b) Phạm vi khảo sát xây dựng;
c) Yêu cầu về việc áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về khảo sát xây dựng;
d) Sơ bộ khối lượng các loại công tác khảo sát xây dựng, dự toán khảo sát xây dựng (nếu có);
đ) Thời gian thực hiện khảo sát xây dựng.
3.2 Thiết kế
Ý tưởng → Mặt bằng → Phối cảnh → Thi công
3.2 Thi công
Quy trình thi công dự án có thể chia thành 03 khâu chính:
-
Nền móng
-
Xây thô
-
Hoàn thiện
-
Nhà dân cư (chung cư, nhà ở)
-
Nhà thương mại và công (trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại...)
-
Công trình công nghệ đặc trưng (nhà máy hóa chất, nhà máy năng lượng...)
-
Cơ sở hạ tầng (đường xá, cầu, hầm...)
5. Nghiệm thu
Đầu ra của giai đoạn này là biên bản nghiệm thu.
5.1. Công trình sử dụng vốn đầu tư công hoặc vốn nhà nước ngoài đầu tư công
-
Điểm mấu chốt: Chỉ được quyết toán khi có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu.
-
Ý nghĩa: Quy định này nhằm đảm bảo việc sử dụng vốn nhà nước hiệu quả, tránh tình trạng thanh toán trước khi công trình hoàn thành và đạt chất lượng.
5.2. Công trình thuộc dự án PPP
-
Điểm mấu chốt: Văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu là căn cứ để doanh nghiệp dự án PPP lập hồ sơ đề nghị xác nhận hoàn thành công trình.
-
Ý nghĩa: Quy định này đảm bảo quá trình chuyển giao công trình từ nhà đầu tư PPP sang cơ quan nhà nước được thực hiện một cách minh bạch và đúng quy định.
Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng khu đô thị
-
Điểm mấu chốt: Chủ đầu tư phải hoàn thành hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và các công trình khác theo kế hoạch.
-
Ý nghĩa: Quy định này nhằm đảm bảo sự đồng bộ và hoàn thiện của khu đô thị, tạo điều kiện thuận lợi cho cư dân sinh sống.
-
Yêu cầu về môi trường: Chủ đầu tư phải có giấy phép môi trường hoặc đã thực hiện đăng ký môi trường. Điều này đảm bảo dự án không gây ô nhiễm môi trường và tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường.
Bàn giao cho chủ đầu tư:
-
Sau khi hoàn thành nghiệm thu: toàn bộ công trình, nhà thầu sẽ tiến hành bàn giao cho chủ đầu tư.
-
Xác định tổng giá trị cuối cùng của hợp đồng xây dựng mà bên giao thầu có trách nhiệm thanh toán cho bên nhận thầu khi bên nhận thầu hoàn thành tất cả các công việc theo thỏa thuận trong hợp đồng.