I/ Đối với khai thác/Sản xuất khí:
Thượng nguồn:
Mô tả nguồn khí mà chúng ta có được và sử dụng trong nước. Đối với sản phẩm khí, đầu vào trong nước tới từ hai nguồn, một là nhập khẩu, còn hai là tự khai thác trong nước từ các mỏ khí ở miền Trung như Dung Quất, ở miền Nam bộ như Cửu Long, Nam Côn Sơn, hay Tây Nam Bộ như Malay – Thổ Chu.
Trung nguồn:
Khí tự nhiên sau khi khai thác lên từ các mỏ cần được xử lý để loại bỏ tạp chất và các hydrocacbon nặng tại các nhà máy xử lý khí. Sau quá trình đó tạo thành các sản phẩm như:
-
Khí tự nhiên nén (CNG - Condensate Natural Gas): Loại khí có màu trong suốt hoặc hơi vàng, sử dụng cho các sản phẩm hóa dầu, hoặc pha trộn vào nguyên liệu như xăng dầu diesel.
-
Khí hóa lỏng (LNG – Liquefied gas): Các loại khí chuyển đổi thành dạng lỏng qua quá trình nén hay làm lạnh. Có 2 loại khí hóa lỏng phổ biến là LNG (Liquefied Natural Gas – Khí tự nhiên dạng lỏng: Dùng cho nhà máy điện khí, và nguyên liệu cho phương tiện vận tải), và LPG (Liquefied Petroleum Gas – Khí dầu mỏ hóa lỏng: Dùng để đun nấu trong bếp gia đình, các phương tiện giao thông).
-
Khí khô: Không cần qua quá trình lỏng hóa trước khi vận chuyển.
Cả 3 đều là các dạng khác nhau của khí tự nhiên, ở các trạng thái khác nhau để dễ dàng vận chuyển.
Hạ nguồn:
Một trong những công dụng phổ biến cho các sản phẩm khí này là phục vụ cho các nhà máy nhiệt điện khí và nhà máy sản xuất phân đạm. Ngoài ra một số sẽ được cung cấp trực tiếp cho các khách hàng tổ chức.
II/ Đối với sản phẩm Dầu thô:
Thượng nguồn:
Một phần dầu thô trong nước cũng nhập khẩu từ các nước trong khu vực như Kuwait, Malaysia. Còn lại là khai thác từ các mỏ dầu trong nước như Bạch Hổ, Sư Tử Đen (Tuy nhiên sản lượng từ các mỏ này đang hạn chế hơn và chưa tìm ra các mỏ thay thế). Các doanh nghiệp thượng nguồn trong nước như PVD, PVS sẽ đặt giàn khoan và khai thác tại mỏ.
Trung nguồn:
Dầu thô khai thác trong nước lẫn nhập khẩu sẽ được vận chuyển về hai NMLD lớn là Bình Sơn (BSR) và Nghi Sơn (NSR). Qua khâu sản xuất và chế biến sẽ cho ra các sản phẩm xăng – dầu thành phẩm phổ biến như:
-
Xăng (RON 95, RON 92): khác nhau ở chỉ số octane và xăng RON 92 có pha loãng với ethanol nên sẽ thân thiện với môi trường hơn.
-
Dầu diesel – DO: Sử dụng cho những phương tiện vận tải lớn như bus, tải, tàu thuyền,…
-
Dầu hỏa: Dùng cho các nhu cầu phát sáng, đun nấu, và một số ngành công nghiệp sơn, hóa chất.
-
Nhiên liệu bay (Jet A1): xăng máy bay/máy bay phản lực, có yêu cầu rất cao để đảm bảo sự an toàn
-
Dầu nguyên liệu (FO): Hay còn có cách gọi khác là dầu mazut, là loại dầu nặng, dùng cho các dự án công nghiệp lớn như vận hành lò hơi trong nhà máy, tàu thuyền.
Hạ nguồn:
Xăng dầu thành phẩm nhập khẩu và trong nước được vận chuyển tới 2 kênh:
-
Các nhà bán lẻ/sỉ xăng dầu: Petrolimex (PLX), PVOil (OIL), STS,…: Cung cấp đến nhóm khách hàng cuối cùng là người tiêu dùng. Kênh bán sỉ thường cũng thuộc về các doanh nghiệp xăng dầu lớn, có thị phần.
-
Những người tiêu dùng tổ chức: Các xí nghiệp, cơ sở sản xuất – vận tải lớn sử dụng xăng dầu (có thể mua từ các nhà bán buôn, hoặc nhập trực tiếp từ các kho chứa - ở đây là khâu trung nguồn).
III/ Các yếu tố ảnh hưởng đến giá dầu vào và đầu ra:
Giá dầu – khí, và dây truyền sản xuất trên thế giới bị ảnh hưởng trực tiếp từ các sự kiện kinh tế - địa chính trị (Căng thẳng Trung Đông hay những mâu thuẫn thương mại với các quốc gia sản xuất dầu lớn tại Châu Âu) và có thể biến động theo ngày. Các yếu tố có thể ảnh hưởng tới giá đầu vào:
-
Căng thẳng địa chính trị dẫn đến đứt gãy chuỗi cung ứng
-
Tăng/Giảm sản lượng cung cấp từ các tổ chức sản xuất lớn trên thế giới như OPEC+
-
Tăng/giảm nhu cầu từ các thị trường tiêu thụ lớn như Mỹ, Trung Quốc.
Còn lại, yếu tố đầu ra của chuỗi cung ứng xăng – dầu VN có độ phụ thuộc vào nhu cầu trong nước và giá xăng dầu thành phẩm nhập khẩu nhiều hơn là phụ thuộc vào giá dầu thế giới.
Anh/chị có thể đọc thêm các bài viết về chuỗi giá trị ngành (Bán lẻ, Đường, Dệt may,...) tại ĐÂY