1. Nguyên vật liệu đầu vào
Chi phí nguyên vật liệu đầu vào chiến gần 70% giá vốn bán hàng của các doanh nghiệp sản xuất săm lốp, vì vậy biên lợi nhuận của các doanh nghiệp này sẽ chịu tác động rất lớn, đặt biệt từ giá cao su vì cao su chiếm tới khoảng 53% nguyên liệu đầu vào. Nguồn cung cao su thiên nhiên trong nước dồi dào đủ phục vụ cho các doanh nghiệp trong nước với giá cả hợp lý, do đó các doanh nghiệp này sẽ có lợi thế cạnh tranh trong việc sản xuất săm lốp và cũng như xuất khẩu. Ngoài ra, các nguyên liệu khác như cao su tổng hợp, sợi vải, thép tanh, muội than đều nhập khẩu từ các nguồn khác nhau trên thế giới.
Cao su là thành phần trọng yếu trong nguyên liệu đầu vào của các doanh nghiệp săm lốp vì vậy giá cao su biến động ảnh hưởng rất lớn đến chi phí đầu vào của ngành. Cao su tự nhiên Việt Nam có giá bán phụ thuộc vào giá cao su tự nhiên thế giới ví dụ như giá cao su của Singapore và phụ thuộc vào Trung Quốc để tiêu thụ. Ví dụ, một trong những giá cao su thế giới mà giá cao su tự nhiên Việt Nam biến động dựa vào là giá cao su TSR20.
Ngoài cao su thiên nhiên, nguyên liệu đầu vào của ngành săm lốp còn có sự góp mặt của các nguyên liệu khác với tỷ trọng và nhập khẩu từ các nguồn khác nhau:
- Cao su tổng hợp đóng góp 14%, được nhập khẩu từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan.
- Vải mảnh đóng góp 14%, được nhập khẩu từ Đài Loan, Hàn Quốc, Mông Cổ,...
- Muội than đóng góp 9%, được nhập khẩu từ Hàn Quốc, Ấn Độ, Thái Lan,...
- Thép tanh đóng góp 4%, được nhập khẩu từ Trung Quốc và nguồn nội địa.
2. Quy trình sản xuất
Quá trình sản xuất săm lốp bao gồm nhiều bước phức tạp. Hiện tại, công nghệ sản xuất săm lốp ở Việt Nam khá tương đồng với công nghệ sản xuất của thế giới. Khi nguyên liệu đã được thu thập đầy đủ, dựa vào các bản vẽ phát thảo, nguyên liệu sẽ được tiến hành phối trộn -> điều chế -> định hình sản phẩm. Sau khi các sản phẩm hoàn thiện sẽ được kiểm tra lại một lần nữa trước khi gắn tem nhãn và đóng gói. Sản phẩm cuối cùng là săm lốp xe đạp, xe máy và xe ô tô.
Hiện tại, Việt Nam có 3 doanh nghiệp sản xuất săm lốp lớn là: Công ty Cao su Vàng (SRC), Công ty Cao su Đà Nẵng (DRC) và Công ty Công nghiệp Cao su Miền Nam (CSM), cả ba đều thuộc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem). Ngoài ra còn có sự canh tranh đáng kể của các doanh nghiệp FDI như Kumho, Yokohama, Inoue, Kenda,... và một số doanh nghiệp tư nhân khác.
3. Đầu ra - Tiêu thụ
Săm lốp được sản xuất trong nước phục cho nhu cầu nội địa và xuất khẩu. Có 3 đầu ra chính của các sản phẩm ngành săm lốp:
- Phân khúc thay thế (Replacement) chiếm tỷ trọng chiếm 55% đầu ra của ngành săm lốp. Đây là phân khúc mà hầu hết các doanh nghiệp nội địa cạnh tranh. Phân khúc lốp thay thế phục vụ cho nhu cầu khi lốp của chủ xe bị hư hỏng hoặc cần nâng cấp. Các sản phẩm săm lốp được phân phối đến các đại lý, trung tâm bảo hành, các cửa hàng tư nhân và các hãng vận tải.
- Thị trường lắp ráp xe mới (OEM) chiếm khoảng 25% tổng lượng lốp xe tiêu thụ. Các lốp xe mới được phân phối đến các doanh nghiệp sản xuất nội địa và sản xuất xe xuất khẩu.
- Sản phẩm lốp xe xuất khẩu chiếm gần 20%, được đưa đến các doanh nghiệp thương mại và các khách hàng nhập khẩu trực tiếp từ các quốc gia trên thế giới. Hơn 60% săm lốp được xuất khẩu sang thị trường Mỹ, chiếm tỷ trọng đáng kể và có dấu hiệu Mỹ sẽ tiếp tục gia tăng nhập khẩu săm lốp từ Việt Nam. Ngoài ra, Việt Nam còn xuất khẩu sang các thị trường khác như Đức, Brazil, Nhật Bản, …
Cuối cùng, các thành phẩm đến tay người tiêu dùng bao gồm xe đạp, xe máy và các loại lốp xe. Các săm lốp sau khi đã qua sử dụng hoặc hư hỏng đều có thể tái chế lại thông qua các doanh nghiệp sản xuất.
Đọc thêm các chuỗi giá trị ngành khác như ngành Cao Su, ngành Bán Lẻ ICT, ngành Sữa,... tại ĐÂY!