Ngành khai thác đá tại Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp như xây dựng, xi măng, và hạ tầng giao thông. Chuỗi giá trị của ngành này bao gồm các giai đoạn chính sau đây: thăm dò, khai thác, chế biến, vận chuyển và phân phối. Mỗi giai đoạn đều có những thách thức và tiềm năng phát triển nhất định.
I/ Đầu vào:
Chi phí lớn nhất của các doanh nghiệp sản xuất đá thường nằm ở chi phí vận chuyển đá thành phẩm đến các khu vực cung cấp. Kế đến là chi phí đầu tư cho các thiết bị máy móc phục vụ cho quá trình khai thác – sản xuất (xe tải, xe ben để vận chuyển đá, hay chuỗi máy móc để sàn lọc đá). Ở Việt Nam, các mỏ đá lớn tập trung ở khu vực Đông Nam Bộ (các tỉnh Biên Hòa, Đồng Nai,…). Các doanh nghiệp tối ưu được chi phí vận chuyển, ở gần các điểm nóng xây dựng sẽ có khả năng sinh lời tốt hơn. Ngoài ra, cơ sở vật chất liên quan đến giao thông, kho bãi cũng cần được đảm bảo xuyên suốt quá trình khai thác của doanh nghiệp.
Bước đầu tiên trong chuỗi giá trị là tập trung vào việc khảo sát và đánh giá tiềm năng của các mỏ đá, đi kèm với đó là chuẩn bị các thiết bị cần thiết. Ở giai đoạn này, các công ty sử dụng công nghệ địa chất để xác định trữ lượng và chất lượng của các mỏ. Sau khi khai thác và tìm hiểu, doanh nghiệp cần xin được giấy phép khai thác mỏ từ địa phương để có thể bắt đầu khai thác
II/ Quá trình xử lý , khai thác:
-
Dọn dẹp bề mặt đá: Trước khi khai thác, cần phải dọn dẹp toàn bộ lớp đất và đá mồ côi bao phủ trên bề mặt, nhằm đảm bảo an toàn khi nổ đá.
-
Khoan đá, nổ mìn: Sử dụng khoan chuyên dụng để tạo ra các lỗ đường kính khác nhau, mục đích để đưa mìn vào và nổ đá. (Quy trình này đòi hỏi sự cẩn thận từ lực lượng lao động, vì dễ xảy ra tai nạn và cần tuân thủ quy định vệ sinh môi trường: giảm thiểu tiếng ồn và khói bụi).
-
Vận chuyển đá thô về nơi xử lý: Đá sau khi nổ sẽ thành các kích cỡ khác nhau. Sau đó sẽ dùng máy xúc đưa lên xe vận chuyển (xe tải, xe ben) rồi đưa về khu vực xử lý.
-
Nghiền và sàng lọc đá: Thông thường, đá thô sẽ đi qua từ 1 – 2 bước nghiền, để đưa đá về kích thước nhỏ hơn đúng yêu cầu. Sau đó đá viên sẽ đi qua lưới lọc để phân loại về các kích cỡ phục vụ các mục đích khác nhau.
III/ Thành phẩm:
Sau quá trình khai thác – nghiền đá – sàng lọc, ta sẽ thu được các loại đá kích cỡ khác nhau, có thể kể đến như:
- Đá 1x2: Thường sử dụng để lót sàn/trải nền trong các công trình xây dựng
- Đá mi: Sản phẩm phụ tạo ra trong quá trình sản xuất đá 1x1; 1x2
- Đá 0x4: Dùng để làm đá cấp phối cho nền đường, dùng vá lộ khi bể hoặc làm mới
- Đá 4x6: Dùng để làm đường, móng nhà xưởng vì có độ chịu nén cao
IV/ Các yếu tố tác động:
Các chi phí liên quan nhân công, máy móc khá tương đồng giữa các doanh nghiệp. Đối với lĩnh vực sản xuất – kinh doanh đá, chi phí quyết định lợi thế của một doanh nghiệp sẽ nằm ở chi phí vận chuyển. (Anh/chị có thể tham khảo trường hợp của VLB – một doanh nghiệp hàng đầu trong ngành đá miền Nam. Mô hình kinh doanh của VLB là khai thác đá, và bán trực tiếp tại mỏ cho các bên trung gian, từ đó họ tối ưu được chi phí vận chuyển).
Chi phí vận chuyển cũng là yếu tố ảnh hưởng phần nào tới giá đầu ra. Khi doanh nghiệp chịu ít áp lực phí vận chuyển hơn, họ có thể hạ giá bán để thu hút được thị phần nhiều hơn, từ đó tạo ra lợi thế cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng ngàn.
Anh/chị có thể đọc thêm các bài viết về chuỗi giá trị ngành (Bán lẻ, Đường, Dầu khí,...) tại ĐÂY