Chuỗi giá trị ngành nhựa Việt Nam cũng giống như chuỗi giá trị ngành nhựa thế giới bắt đầu từ nhiên liệu hóa thạch đến các sản phẩm nhựa. Gồm 2 phân khúc là thượng nguồn (upstream) và hạ nguồn (downstream).
- Thượng nguồn (upstream): là các doanh nghiệp lọc hóa dầu có hoạt động chính là biến đổi nhiên liệu hóa thạch thành các hạt nguyên liệu nhựa.
- Hạ nguồn (downstream): là giai đoạn biến đổi các hạt nhựa nguyên liệu thành sản phẩm nhựa. Các sản phẩm nhựa được phân loại thành 4 mảng chính bao gồm: nhựa bao bì, nhựa xây dựng, nhựa dân dụng và nhựa kỹ thuật.
Nguồn: Fpts tổng hợp
1. Đầu vào
1.1 Chi phí nguyên vật liệu
Nguyên liệu nhựa nguyên sinh là đầu vào chính của ngành nhựa Việt Nam (chiếm hơn 70% trong cơ cấu chi phí). Vì là sản phẩm hóa dầu nên giá nguyên liệu nhựa nguyên sinh (hạt nhựa) sẽ bị ảnh hưởng và biến động bởi giá nhiên liệu hóa thạch và dầu thô.
Nguồn: Fpts tổng hợp
Nguyên vật liệu phụ thuộc lớn vào nhập khẩu
Do nguồn nguyên liệu trong nước kém đa dạng và không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ nên ngành nhựa Việt Nam vẫn còn phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu.
Theo thống kê, khối lượng nguyên liệu nhựa nhập khẩu của ngành nhựa của Việt Nam liên tục tăng trưởng trong giai đoạn 2015-2020, bình quân khoảng 13%/năm. Tính đến hết 9 tháng đầu năm 2022, Việt Nam xuất khẩu nguyên liệu nhựa đạt 1,78 tỷ USD, ngược lại nhập khẩu nguyên liệu nhựa đạt 9,81 tỷ USD - cao gấp 5,5 lần so với con số xuất khẩu. Hai thị trường cung cấp nguyên liệu nhựa lớn nhất cho ngành nhựa Việt Nam là Trung Quốc và Hàn Quốc.
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Kỳ vọng nguồn cung nguyên liệu trong nước sẽ sớm cải thiện khi các dự án hóa dầu mới đi vào hoạt động.
Các dự án hóa dầu đang hoạt động:
Nguồn: Fisc tổng hợp
Biến động giá nguyên liệu và biên lợi nhuận gộp
Do chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn nên sẽ ảnh hưởng đến biên lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp nhựa. Theo đó, biên lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp nhựa sẽ tương quan ngược chiều với chi phí nguyên vật liệu nhựa trên thị trường thế giới.
Nguồn: Fpts tổng hợp
1.2 Chi phí nhân công
Với lợi thế nhân công giá trẻ, chi phí nhân công chỉ chiếm 7-9% trong cơ cấu chi phí sản xuất của các doanh nghiệp nhựa tại Việt Nam.
1.3 Chi phí khác
Chi phí khác như là chi phí khấu hao, chi phí dịch vụ mua ngoài…. chỉ chiếm tỷ lệ khá nhỏ trong cơ cấu chi phí ngành nhựa.
2. Sản xuất
2.1 Các doanh nghiệp nhựa chủ yếu sản xuất nhựa bao bì và tập trung ở miền Nam
Việt Nam có hơn 3.300 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nhựa, trong đó doanh nghiệp sản xuất nhựa bao bì chiếm tỷ trọng lớn nhất với 41%, nhựa xây dựng và nhựa dân dụng xếp thứ 2 với tỷ trọng lần lượt là 24% và 20%.
Nguồn: Fisc tổng hợp
Về khu vực địa lý, các doanh nghiệp sản xuất nhựa tập trung chủ yếu ở miền Nam đặc biệt ở khu vực Vũng Tàu và Đồng Nai, chỉ có một nhà máy hóa dầu là BSR ở khu vực miền Trung và một nhà máy là nhà máy Nghi Sơn tại miền Bắc. Lý do miền Nam có lượng doanh nghiệp nhựa đang hoạt động nhiều nhất là vì khu vực này nằm trong vùng kinh tế trọng điểm có dân cư đông đúc cũng như nhiều doanh nghiệp sản xuất thực phẩm, đồ uống.
Nguồn: Fisc tổng hợp
2.2 Công nghệ sản xuất phụ thuộc vào dây chuyển và máy móc nhập khẩu
Sản xuất nhựa tại Việt Nam cũng áp dụng ba công nghệ chính là công nghệ ép thổi (Extrusion Blow Molding), ép đúc (Injection Molding) và ép đùn (Extrusion Molding) như trên thế giới. Tuy nhiên, ngành chế tạo máy móc trong nước chưa thật sự phát triển cho nên toàn bộ dây chuyền sản xuất và máy móc điều được nhập khẩu từ nước ngoài, nhiều nhất là máy móc từ Trung Quốc.
3. Đầu ra
3.1 Xuất khẩu
Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc là ba thị trường xuất khẩu chính của ngành nhựa Việt Nam chiếm hơn 59% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong cơ cấu sản phẩm xuất khẩu, nhựa bao bì và nhựa xây dựng là hai mảng chiếm tỷ trọng lớn và tăng trưởng ổn định nhất của ngành nhựa của Việt Nam.
Nguồn: Fisc tổng hợp
3.2 Trong nước
Mảng nhựa bao bì, nhựa dân dụng phục vụ các doanh nghiệp sản xuất đồ uống, thực phẩm, hàng tiêu dùng
Các doanh nghiệp sản xuất nhựa bao bì và nhựa dân dụng có khách hàng là các doanh nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm, đồ uống và các doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) như Masan Consumer, AceCook và Coca cola Việt Nam… Cho nên, động lực để mảng này tăng trưởng phụ thuộc vào nhu cầu tiêu thụ của các công ty F&B và chi tiêu của hộ gia đình nói chung.
Mảng nhựa xây dựng phục vụ các doanh nghiệp xây dựng
Các doanh nghiệp sản xuất nhựa xây dựng cung cấp các sản phẩm như ống nước, cửa nhựa, tấm trần, sàn nhựa phục vụ cho xây dựng hoàn thiện. Đứng đầu thị phần ống nhựa hiện nay là Hoa Sen và Nhựa Bình Minh.
Mảng nhựa kỹ thuật phục vụ các doanh nghiệp kỹ thuật
Mảng nhựa kỹ thuật cung cấp các sản phẩm là các loại linh phụ kiện phục vụ cho các doanh nghiệp điện tử, điện lực, ô tô xe máy.