1.Triển vọng ngành thép
1.1 Sản lượng thép tại Trung Quốc dự kiến phục hồi
Nắm trong tay hơn 50% tổng lượng cung thép trên toàn cầu, triển vọng ngành thép tại Trung Quốc có tác động lớn đến xu hướng nghành thép toàn cầu nói chung và nói riêng đối với Việt Nam. Theo dự báo từ Bloomberg Intelligence (BI), sản lượng thép TQ sẽ đạt 1.023 triệu tấn (tăng nhẹ 0.5% so với cùng kỳ). Trong đó, đóng góp chính dự kiến đến từ chi tiêu cơ sở hạ tầng của Chính Phủ, bên cạnh một số ngành sản xuất máy móc thiết bị và ô tô cũng có diễn biến tích cực hơn trong năm sau.
Nguồn: FISC
Ngược lại, ngành bất động sản tại Quốc gia này sẽ dự kiến tiếp tục tăng trưởng âm 4.97% so với cùng kỳ năm 2023 khi mà các số liệu dự án mở mới và xây dựng đều đang rất ảm đạm, các khoản doanh thu chưa thực hiện tại các công ty xây dựng tại đây cũng ở mức thấp nhất lịch sử. Đây cũng chính là rủi ro mà FinSuccess quan sát chặt chẽ đối với ngành thép.
1.2 Giá thép sẽ được neo ở mức cao hơn
Bên cạnh xu hướng phục hồi trong sản lượng tiêu thụ thép, giá thép tại quốc gia này trong ngắn hạn sẽ có nhiều triển vọng để tiệm cận về quanh ngưỡng 4000 – 4020 CNY/tấn trước sự tăng giá mạnh mẽ của nhóm nguyên vật liệu (tính đến ngày 27/11, giá quặng sắt nhập khẩu tăng 38.07% YoY trong khi giá thép HRC tại Thượng Hải chỉ mới tăng 7.01% YoY)
Kèm theo đó, theo thống kê từ Hiệp hội thép của Trung Quốc thì các doanh nghiệp vẫn phải chịu lỗ khoảng 300 CNY/tấn thép sản xuất từ từ công nghệ BOF. Vì vậy, trong dài hạn giá thép cần phải neo ở mức cao hơn để ít nhất các doanh nghiệp có thể tiếp tục hoạt động.
Nguồn: FISC
1.3 Triển vọng ngành thép khu vực Châu Âu
Khu vực Châu Âu là một trong những đối tác xuất khẩu chính của ngành thép Việt Nam. Theo số liệu từ BI, dự báo lần lượt sản lượng và tiêu thụ thép sẽ tăng 5.62% và 6.92% so với cùng kỳ. Giá thép tại khu vực sẽ dự kiến xoay quanh 700 – 740 USD, trong bối cảnh nội tại tiêu thụ thép trong nước vẫn còn suy yếu thì hoạt động xuất khẩu vẫn tiếp tục duy trì ổn định.
Nguồn: FISC
2. Triển vọng ngành thép Việt Nam
2.1 Đầu tư công tiếp tục là câu chuyện đến cuối năm và 2023
Đặc thù hoạt động giải ngân đầu tư công những tháng cuối năm đều được đẩy mạnh nhằm ít nhất đạt 90% kế hoạch giải ngân, đây sẽ là tín hiệu tích cực đến sản lượng tiêu thụ thép.
Nguồn: FISC
Bên cạnh đó, năm 2023 chỉ mới là bản lề cho các đại dự án lớn.
Nguồn: FISC
2.2 Nguồn cung bất động sản có sự cải thiện
Q3/2023 ghi nhận tổng lượng cung mới trong căn hộ tại TPHCM đạt 3600 căn (+28.57% YoY và tăng gần 300% MoM) và đây là cũng số cao nhất kể từ cuối năm 2022.
Nguồn: FISC
3. Cơ hội đầu tư
3.1 Tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp
Nhìn vào kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp thép niêm yết đều có chung xu hướng (1) biên lãi ròng đã ghi nhận dương trở lại từ Q3/2023, (2) doanh thu vẫn còn tăng trưởng âm so với cùng kỳ nhưng đều ghi nhận tăng trưởng so với cuối năm 2022.
Áp lực từ trích lập hàng tồn kho cũng đã được giảm đang kể do lượng hàng giá cao từ 2021, lãi suất và đồng USD hạ nhiệt đã giúp chi phí vay cải thiện đáng kể
Nguồn: FISC
Nguồn: FISC
3.2 Định giá và khuyến nghị
Hiện tại hầu hết cổ phiếu đang giao dịch tiệm cận mốc P/B trung vị (trong đó HPG đang giao dịch ở dưới mốc trung vị). Đối với nhóm cổ phiếu mang tính chu kỳ như thép, chúng tôi kỳ vọng với bức tranh sáng sủa hơn đối với ngành trong năm tới sẽ giúp cổ phiếu neo ở mức định giá cao hơn.
Nguồn: FISC
FinSuccess thể hiện sự ưa thích đối với cổ phiếu Hòa Phát (HPG) khi đây là cổ phiếu dẫn dắt, hưởng lợi đầu tiên khi ngành phục hồi và đồng thời đang có mức định giá hấp dẫn với P/B chỉ quanh 1.5x (tiềm năng tăng giá 34% kể từ ngày 27/11/2023).