1. Giới thiệu Imexpharm
Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm (HoSE: IMP) tiền thân là Công ty Dược phẩm cấp II, được thành lập vào năm 1977, đến 2001 trở thành CTCP và là công ty đầu tiên ở Việt Nam sản xuất thuốc đạt chuẩn GMP-ASEAN. Cùng những bước đi tiên phong mạnh mẽ trong ngành dược, Imexpharm đã trở thành nhà sản xuất Dược phẩm hàng đầu Việt Nam theo Tiêu chuẩn châu Âu.
Với cơ cấu cổ đông "vàng" vừa có vốn đầu tư từ nước ngoài - tập đoàn SK Group đến từ Hàn Quốc, vừa có sở hữu bởi các doanh nghiệp, lãnh đạo trực tiếp bởi người có kinh nghiệm chuyên môn giúp công ty có những chiến lược đúng đắn và tầm nhìn mở rộng, chiếm thị phần nội địa và bành trướng thương hiệu đi khắp nơi.
Năng lực sản xuất đạt chuẩn EU-GMP của IMP lớn nhất Việt Nam với 11 dây chuyền đạt chuẩn EU-GMP thuộc 3/4 cụm nhà máy, dự kiến xây IMP5 tại khu công nghiệp Quảng Khánh để mở rộng sản phẩm, lĩnh vực điều trị. IMP1-IMP4 đều chưa full công suất, còn dư địa để sản xuất nhưng phải cân đối hàng tồn kho và mỗi nhà máy chuyên sản xuất 1 loại thuốc nên phụ thuộc vào nhu cầu của sản phẩm đó.
1Q2024 đẩy mạnh sản xuất thuốc tiêm dạng EU-GMP, IMP4 tăng tốc 800% công suất so với quý I 2023 vì nhu cầu thuốc này càng ngày càng tăng. Dự kiến sẽ đạt điểm hòa vốn IMP4 trong vòng 1 năm.
2. Tình hình hoạt động kinh doanh
2.1 Doanh thu
Doanh thu 2023 +26%, 1Q2024 giá trị trúng thầu ETC cao nhất ngành. Tổng doanh thu cả năm của Imexpharm đạt 2.113 tỷ đồng, tăng 26% so với mức tăng trưởng chung của toàn thị trường là 8%.
Giá trị trúng thầu thuốc nhóm 2 tập trung vào nhóm thuốc kháng sinh gồm Amoxicilin + Acid clavulanic, Cefixim, Sulbactam
Dự kiến doanh thu ETC có thể vượt OTC nhờ dẫn đầu thị trường kháng sinh trong nước; Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 03/2024 về danh mục thuốc, IMP có 17 loại thuốc trong tổng danh sách 93 loại thuốc đáp ứng tiêu chí ban hành theo Thông tư này. Vì vậy, chúng tôi cho rằng kênh ETC vẫn sẽ là động lực tăng trưởng chính cho IMP trong năm 2024.
Kênh ETC tăng trưởng tốt và dự kiến
2.2 Biên lợi nhuận gộp ổn định ở mức 40%
Biên lợi nhuận cao hơn trong những năm gần đây nhờ tối ưu hóa quy trình sản xuất kinh doanh, áp dụng tiêu chuẩn quốc tế; biên gộp quanh 39-40%. Kế hoạch IMP đặt ra cho năm 2024 là 423 tỷ trước thuế, trong quá khứ công ty này rất thận trọng khi đưa ra kế hoạch, do vậy tác giả tin rằng 2024 sẽ có con số lợi nhuận vượt trội so với kế hoạch.
2.3 Chi phí nguyên vật liệu biến động theo thế giới
Thành phần dược tính (API) có khả năng tăng giá trong thời gian tới khi nguồn cung lớn & phí vận chuyển tăng do phải di chuyển vòng qua Mũi Hảo Vọng. Trung Quốc (70%) và Ấn Độ là 2 thị trường chính cung ứng API cho châu Á. Thế giới đang có nhu cầu về thuốc lớn hơn, thúc đẩy sự phát triển thị trường API.
Sản lượng API hàng tháng của TQ mang tính chu kỳ, tăng cao vào tháng 1, 2 và giảm đáy vào tháng 7, 8. Giá do đó cũng biến động theo sản lượng. Xu hướng dài hạn: ngày càng sản xuất nhiều hơn.
2.4 Cập nhật KQKD 1Q2024 IMP
Kênh ETC chính thức vượt OTC trở thành kênh đóng góp nhiều nhất vào doanh thu thuần của IMP giai đoạn 2024. Tuy nhiên lợi nhuận sau thuế bị giảm vì 3 lý do sau:
- Giá API tăng trung bình ~3%
- Chủ động giảm tồn kho thành phẩm khi thị trường OTC chững lại
- Chi phí khấu hao tăng đáng kể đối với IMP4.
OTC giảm 9% so với cùng kỳ do: Chi tiêu bán lẻ thận trọng hơn; Bán buôn ngần ngại dự trữ do thị trường trì trệ. Tuy nhiên, doanh số bán cho chuỗi nhà thuốc ghi nhận mức tăng trưởng >200% so với cùng kỳ.
Giá trị đấu thầu quý I/2024 chủ yếu rơi vào nhóm thuốc 3-5 khi nhóm 1,2 sắp hết hạn.
3. Tình hình tài chính lành mạnh, ít nợ vay
3.1 Nguồn vốn lành mạnh
Vốn của IMP chủ yếu đến từ vốn chủ, trong đó đa số là vốn góp, chiếm 33%, ngoài ra còn có thêm thặng dư vốn, quỹ đầu tư phát triển và lãi chưa phân phối đóng góp vào cơ cấu vốn chủ với tỷ lệ cân bằng nhau. => Hoạt động kinh doanh tăng trưởng bền vững đóng góp vào tăng vốn cho IMP.
3.2 Cơ cấu tài sản
Tổng tài sản IMP tại quý I/2024 đạt 2,400 tỷ, gấp 3 lần vốn điều lệ.
Tài sản IMP lành mạnh khi cân bằng giữa ngắn và dài hạn. Trong đó thời điểm 2023 TSCĐ chiếm tỷ trọng lớn nhất vì các dự án nhà máy được hoàn thành, tiếp đến là hàng tồn kho. Lượng tiền mặt đáng kể, gấp 5 lần chi phí lãi trong kỳ.
4. Tiềm tăng tăng trưởng ngành dược
4.1 Ngành dược 2023 tăng trưởng 8%, bước sang giai đoạn cạnh tranh bằng chất lượng thuốc.
Giá trị trúng thầu ở nhóm thuốc 2 3 4 đạt 6,000 tỷ đồng, tỷ trọng thuốc nội địa chiếm tới 88% nhờ Thông tư số 06/2023/TTBYT về việc tháo gỡ khó khăn trong việc đấu thầu thuốc tại cơ sở công lập. Thông tư 15/2019/TT là bước tiến khi BYT yêu cầu thuốc ngoại nhóm 1 không được đấu thầu nếu thuốc nội đạt chuẩn EU-GMP, giúp doanh nghiệp nội tăng sức cạnh tranh hơn.
Thông tư 03/2024 mới bổ sung thêm nhiều sản phẩm và quản lý Nhóm 1,2 (93 loại thuốc) tạo cơ hội cho người trong nước đạt EU-GMP. IMP đảm bảo được 12/93 loại thuốc
4.2 Ngành dược khởi sắc nhờ già hóa dân số và mức thấp trong tiêu dùng dược phẩm tại Việt Nam
Theo tổng cục thống kê, Việt Nam sẽ bước vào thời kỳ “dân số già” năm 2036*: thời gian già hóa chỉ 25 năm, tỷ lệ người trên 60 tuổi đạt trên 20%.
- VN còn dư địa tăng rất lớn khi năm 2022 bình quân chi tiêu cho dược phẩm chỉ quanh 1,8 triệu đồng, dự kiến tăng lên 2,5 triệu đồng vào năm 2026 (CARG ~8%), tức 5% thu nhập bình quân đầu người.
- Tỷ lệ người tham gia BHYT đạt 93% năm 2023 giúp kênh ETC tăng trưởng
- (*) CAGR của thị trường dược phẩm từ năm 2023 - 2027 tại các quốc gia đang phát triển (đại diện là các nước Đông Nam Á) sẽ duy trì ở mức 5% - 8%, cao hơn mức 2,5% -5,5% ở các nước phát triển.
5. Định giá
IMP đặt kế hoạch doanh thu và lợi nhuận thận trọng, thường vượt kế hoạch. Do vậy kỳ vọng ở 2 kịch bản:
- Đạt kế hoạch LNTT: LNST forward khoảng 338 tỷ, khi đó định giá 78,xxx/cổ phiếu
- LNST tăng trưởng 30%: LNST forward khoảng 390 tỷ, khi đó định giá 90,xxx/cổ phiếu
Định giá này có thể có sai số khi nó mang tính chất dự phóng doanh thu và lợi nhuận, tuy nhiên với những key đầu tư như trên, team tin rằng con số này không quá khó để IMP đạt được.
6. Luận điểm đầu tư giai đoạn cuối 2024
Imexpharm với 4 tiêu chí đánh giá của FinSuccess: Number - Business - Valuation - Management đều rất khả quan. Luận điểm đầu tư chính là tăng trưởng kênh ETC, đặc biệt là trong kênh bệnh viện khi được sự điều hướng của Chính Phủ ưu tiên cho thuốc sản xuất nội địa. Chính Phủ hướng đến 75-25 ưu tiên tự cung tự cấp sau đó mới xét đến đấu thầu thuốc ngoại. Đây là bước chuyển giao đáng kể của ngành dược Việt Nam
Kỳ vọng 2024 với những lợi thế sẵn có, IMP sẽ tăng trưởng vượt bậc trong doanh thu và lợi nhuận, bành trướng được thị phần.
Anh/chị quan tâm các mã cổ phiếu tiềm năng khác từ FinSuccess ấn vào link sau nhé: CỔ PHIẾU TIỀM NĂNG
1 COMMENT
Hoàng Lê