1. Giới thiệu Bidiphar
Tại Việt Nam, Công ty CP Dược - Trang thiết bị y tế Bình Định (Bidiphar) tự hào là doanh nghiệp đầu tiên nghiên cứu và sản xuất thành công thuốc điều trị ung thư vào năm 2010 và là doanh nghiệp Dược duy nhất của cả nước được Bộ Khoa học và Công Nghệ giao triển khai dự án sản xuất thuốc điều trị ung thư. Với 44 năm hoạt động trên thị trường, DBD tạo ra nhiều dược phẩm cung cấp cho ngành y tế nước nhà, với các sản phẩm chủ lực từ kháng sinh, thuốc ung thư, thuốc thận,... đến các dung dịch thẩm phân.
Bidiphar gắn liền với khá nhiều chữ "đầu tiên": Nhà máy sản xuất thuốc ung thư đầu tiên - Doanh nghiệp sở hữu dây chuyền sản xuất thuốc ung thư đầu tiên tại Việt Nam - Đơn vị đầu tiên sản xuất thành công thuốc tiêm kháng sinh thế hệ mới - Bidiphar số 1 tại Việt Nam về số lượng hoạt chất điều trị ung thư đấu thầu trong bệnh viện,...
Chuối giá trị DBD khá tương tự các doanh nghiệp dược khác khi có nguyên liệu đầu vào là các sản phẩm hoạt tính, tá dược được nhập khẩu chủ yếu ~80% từ Trung Quốc và Ấn Độ, do đó sẽ bị biến động giá nguyên liệu như trên thị trường. Về quy trình sản xuất dù chưa có dây chuyền đạt chuẩn EU-GMP nhưng đa số các dược phẩm được sản xuất từ tiêu chuẩn WHO-GMO. Trong tương lai gần, DBD đang cố gắng hoàn thành dây chuyền EU-GMP đầu tiên là sản xuất thuốc ung thư, dự kiến trong năm 2025-2026.
Bidiphar phân phối thuốc chủ yếu trong hầu hết các bệnh viện từ tuyến trung ương đến địa phương. Bên cạnh đó cũng nâng cao mở rộng kênh nhà thuốc và xuất khẩu sang nước ngoài. Giá trị xuất khẩu hiện tại chưa lớn nhưng đã có mặt hơn 10 quốc gia, ban lãnh đạo kỳ vọng khi các dây chuyền EU-GMP hoàn thiện là tiền đề xuất khẩu gia tăng.
2 nhà máy hiện tại đang hoạt động của Dược Bình Định là nhà máy thuốc ung thư công nghệ cao Nhơn Hội (đang chờ cấp EU-GMP) và nhà máy Nguyễn Thái Học chuẩn WHO-GMP. 2 dự án sắp tới được triển khai với tầm nhìn đến 2030 là nhà máy sản xuất thuốc vô trùng thể tích nhỏ và nhà máy sản xuất thuốc rắn dạng uống non-betalactam. Thuốc vô trùng dự trở thành thế mạnh của DBD trong ngành.
2. Tình hình hoạt động kinh doanh
2.1. Doanh thu và lợi nhuận của Bidiphar
Cơ cấu doanh thu của Bidiphar nghiên về kênh đấu thầu bệnh viện khi ETC chiếm 61% - OTC và xuất khẩu chiếm 34%, còn lại 5% là dược phẩm mua ngoài. Trong đó 96% dược phẩm là do chính DBD sản xuất và phân phối và tỷ trọng này tăng so với quá khứ. Trong kênh ETC Bidiphar có 3 sản phẩm làm nên tên tuổi là thuốc điều trị ung thư dạng tiêm, thuốc kháng sinh và dung dịch thẩm phân (hay dung dịch lọc thận).
Hiện Bidiphar đã nghiên cứu thành công thuốc ung thư dạng viên nhưng cần có dây chuyền EU-GMP để được cấp visa, trong 2025-2026 đây là chìa khóa để DBD tăng trưởng.
Các chi phí chủ yếu là nguyên vật liệu và chi phí nhân công, tuy nhiên thời gian gần đây do mở rộng thêm kênh OTC nên chi phí bán hàng tăng cao, và hiện chiếm tỷ trọng lớn hơn so với các doanh nghiệp như IMP và DHG do đã có tệp khách hàng là chuỗi nhà thuốc sẵn có. Tỷ lệ chi phí bán hàng/doanh thu thuần của DBD, DHG và IMP lần lượt đạt 27%, 20%, 16% (2022 và 2023).
Trong 9 tháng 2024, doanh thu DBD đạt 1,269 tỷ đồng (+5.1%), kênh ETC đạt 803 tỷ (+8.6%) và OTC đạt 420 tỷ (+1.7%).
2.2. Các sản phẩm chủ lực của DBD
Sản phẩm trọng yếu của Dược Bình Định với cơ cấu mới nhất sau 9T2024:
- 28% doanh thu từ thuốc kháng sinh
- 20% doanh thu từ thuốc điều trị ung thư
- 12% doanh thu từ dung dịch thẩm phân.
Thuốc ung thư: hiện đang chiếm quanh 65% thị phần trong nước, thuốc ung thư đứng thứ 6 về doanh thu, sau 5 doanh nghiệp nước ngoài. Dẫn đầu về sản lượng, chủ yếu thuốc hóa trị nên giá trị chưa cao, tối đa vài triệu/liều. Thuốc viên ung thư hoàn thành vào 2021 đang chờ cấp visa.
Thuốc kháng sinh: 2.05% thị phần kháng sinh tại bệnh viện, doanh thu kháng sinh chiếm 27-28%, gồm kháng sinh thế hệ mới và kháng sinh phổ rộng phân bổ cho cả 2 kênh.
Dung dịch thẩm phân: top 2 thị phần. DBD là 1 trong 6 doanh nghiệp trên toàn cầu tham gia sản xuất và phân phối DDTP (1 trong 3 phương pháp thay thế thận). Cung cấp 2/3 danh mục sản phẩm tiêu thụ tại kênh ETC: dung dịch lọc màng bụng và dung dịch lọc máu dùng thận nhân tạo.
3. Tình hình tài chính an toàn, cơ cấu nguồn vốn ổn định
Quý 2/2024: tiền và đầu tư ngắn hạn là 264 tỷ chiếm 13% tổng tài sản. Tài sản dở dang của DBD tầm 185 tỷ, trong đó chủ yếu hơn 70 tỷ từnhà máy sản xuất thuốc điều trị ung thư GD2, văn phòng chi nhánhTPHCM 24 tỷ, một số dây chuyền xây dựng thêm.
Tài sản lưu động khá ổn định: phải thu quanh 480 – 500 tỷ, hàng tồn kho duy trì quanh 480 – 500 tỷ, phải trả người bán quanh 100 -120 tỷ. Tuy nhiên có 1 điểm chú ý về phải thu khó đòi trong quá khứ của DBD lên đến 70 tỷ, trong đó chủ yếu từ công ty TNHH đầu tư phát triển kỹ thuật Đông Nam (phải thu cty này trong quý 2 là 45 tỷ).
DBD có vốn chủ yếu từ vốn góp và lãi chưa phân phối, tỷ lệ nợ chỉ chiếm 30%.
Đầu tư góp vốn đơn vị khác 162 tỷ, trong đó 93 tỷ với giá gốc đầu tư vào công ty cổ phần cao su Bidiphar (nắm 33.6%), hiện tại giá trị công ty này sau khi có lợi nhuận đã tích lũy lên được thêm gần 70 tỷ => giá trị hợp lý hơn 162 tỷ. Theo 6 tháng 2024 lợi nhuận của Cao su Bidiphar này đạt gần 6.5 tỷ.
4. Triển vọng ngành và doanh nghiệp DBD
BLĐ đặt mục tiêu doanh thu 4,000 tỷ vào năm 2030 với các yếu tố:
- Liên tục nghiên cứu sản phẩm mới, chờ cấp số đăng ký thuốc viên ung thư
- Phát triển sản phẩm sẵn có nhưng thị phần còn nhỏ như dung dịch thẩm phân
- Hoàn thành 2 nhà máy mới: Nhà máy sản xuất thuốc vô trùng thể tích nhỏ, Nhà máy sản xuất thuốc rắn dạng uống (OSD) Non-Betalactam. Thuốc vô trùng là thế mạnh của DBD.
- Chứng nhận EU-GMP nhà máy thuốc ung thư, tiền đề xuất khẩu tăng
Việt Nam có tỷ lệ mắc ung thư tương đối cao (19% tổng ca tử vong cả nước) do: sử dụng thuốc lá, tiếp xúc chất gây ung thư trong công việc. Do đó còn dư địa để tăng thị phần thuốc ung thư tại Việt Nam cùng với các thoogn tư, nghị định ưu tiên thuốc nội đủ chất lượng của Bộ Y Tế.
Bidiphar liên tục đầu tư nâng cấp các dây chuyền sản xuất, nhà máy. Đến hiện tại có 2 nhà máy hoạt động với 15 dây chuyền. Báo cuối cam kết xây dựng nhà máy, cuối quý 2 DBD đã ghi nhận đầu tư 138 tỷ đồng, giá trị còn lại 252 tỷ đồng dự kiến giải ngân trong 6 tháng cuối năm.
5. Định giá Bidiphar
Trong trường hợp Bidiphar hoạt động quý IV có mức tăng trưởng ngang quý 3 là 10% YoY. LNST kỳ vọng đạt 281 tỷ đồng, với 2 luận điểm là vẫn giữ được mức GVHB thấp nên biên lợi nhuận cao thuộc top ngành; kênh ETC tiếp tục tăng trưởng. PE forward trở về mức 14.x khá hấp dẫn để mua vào. Với mức PE kỳ vọng 18 lần khi vượt chỉ tiêu lợi nhuận năm trong quá khứ, giá mục tiêu chúng tôi đưa ra ở mức 54,0000/cp.
Định giá theo khả năng hoàn thành deal thoái vốn nhà nước và tìm cổ đông chiến lược của Bidiphar giai đoạn tới - theo tầm nhìn và chiến lược của BLĐ. Theo mức PE và EV/EBITDA kỳ vọng như các case trong quá khứ, nếu hoàn thành theo kế hoạch của BLĐ, Bidiphar xứng đáng được rerate lên mức giá cao hơn, giá kỳ vọng 76,627/cp. Finsuccess đặt giá mục tiêu cho DBD trong năm tới quanh 6x,000/cp.
6. Đánh giá theo 4 tiêu chí FinSuccess
6.1. Luận điểm đầu tư DBD:
- Tối ưu được giá vốn hàng bán, giữ biên lợi nhuận gộp ở mức cao quanh 48%. Biên LNST thuộc top so với ngành.
- Kênh ETC tăng trưởng mạnh nhờ top 1 thị phần thuốc tiêm ung thư, top 2 dung dịch thẩm phân, và đang xin visa thuốc ung thư dạng viên.
- Đã hoàn thiện nhà máy sản xuất thuốc ung thư, dự kiến được cấp chứng nhận EU-GMP vào 2025-2026 và xây dựng 2 nhà máy tầm nhìn 2030.
- Bước đầu thoái vốn nhà nước, kế hoạch bán 25% vốn cho cổ đông chiến lược.
6.2. Đánh giá theo 4 tiêu chí FinSuccess:
-
Yếu tố quản trị (Corporate Governance): Cơ cấu cổ đông tương đối phân mảnh: nhà nước 13.34%, quỹ nước ngoài 8%, cổ đông khác chiếm gần 70%. Cổ đông nội bộ chiếm 9%, có năng lực quản lý, 30 năm trong lĩnh vực dược.
- Tài chính (Number): Cơ cấu tài sản của Bidiphar an toàn, tập trung vào hoạt động kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp. Phần lợi nhuận chia cổ tức đều đặn và giữ lại đầu tư nâng cấp tài sản cố định, tối ưu hoạt động kinh doanh.
- Hoạt động kinh doanh (Business): Doanh thu kênh ETC ngày càng tăng trưởng, +23% trong 3 năm. Top 1 thị phần thuốc điều trị ung thư, top 2 dung dịch thẩm phân tại Việt Nam. Tuy nhiên chưa có nhà máy đạt chuẩn EU-GMP, dự kiến được cấp trong 2025-2026, bị chậm so với đối thủ như IMP.
- Định giá (Valuation): Mức định giá PE quanh 15-16 không quá rẻ, tuy nhiên nếu hoạt động kinh doanh có lãi vượt kế hoạch có thời điểm PE đạt 18-20 lần. Kế hoạch thoái vốn nhà nước 13.34%, BLĐ kỳ vọng PE đạt 26-27 lần và EV/EBITDA đạt 17.7-21.3 lần tương tự các doanh nghiệp bán cho cổ đông chiến lược trong quá khứ.
Trên đây là toàn bộ bài phân tích của tác giả về Bidiphar. Ngành dược còn triển vọng tăng trưởng khá lớn nhưng thanh khoản không quá cao, hi vọng trong giai đoạn tới với sự chuyển mình DBD có thể được rerate ở mức giá hợp lý hơn. Team cũng có bài phân tích IMP - Imexpharm, một đơn vị sản xuất thuốc kháng sinh top 1 Việt Nam, mời anh chị theo dõi qua nhé.