I. KQKD 2024 VÀ KẾ HOẠCH NĂM 2025
1. Kết quả kinh doanh năm 2024
Doanh thu và lợi nhuận: Tập đoàn Thế Giới Di Động đạt doanh thu trên 134.000 tỷ đồng, tăng trưởng 13,6% so với năm 2023. Lợi nhuận sau thuế đạt trên 3.700 tỷ đồng, tăng gấp 22 lần so với năm 2023. Đây được đánh giá là kết quả cực kỳ ấn tượng trong bối cảnh thị trường còn nhiều biến động.
- Thế Giới Di Động và Điện Máy Xanh: Tổng doanh thu đạt 89.500 tỷ đồng, tăng trưởng 7% so với năm 2023. Doanh thu online đạt gần8.700 tỷ đồng, chiếm 10% tổng doanh thu. Mặc dù thị trường bán lẻ điện thoại đi ngang, công ty vẫn đạt mức tăng trưởng cao hơn thị trường và hầu hết ngành hàng đều tăng trưởng dương từ 5% đến 30%. Hiệu quả kinh doanh cải thiện và là trụ cột lợi nhuận chính.
- Bách Hóa Xanh: Đạt hơn 41.000 tỷ đồng doanh thu, tăng trưởng 30% so với năm 2023. Kênh online phục vụ hơn 3 triệu lượt giao dịch thành công, đóng góp hơn 925 tỷ đồng (2,3% tổng doanh thu), tăng trưởng doanh thu cửa hàng cũ hơn 30%, doanh thu bình quân đạt 2 tỷ đồng/cửa hàng (tăng 29%). Chuỗi đã có lãi ở cấp độ công ty sau hơn 2 năm tái cấu trúc, lần đầu tiên mang lại lợi nhuận cả năm cho tập đoàn.
- Nhà thuốc An Khang: Doanh thu đạt gần 2.300 tỷ đồng, tăng 3% so với cùng kỳ. Công ty tiến hành đóng các cửa hàng không hiệu quả, tập trung tăng doanh thu trên cửa hàng. Kết thúc năm 2024 còn lại 326 cửa hàng và liên tục tăng doanh thu, cải thiện lợi nhuận.
- AvaKids: Doanh thu bình quân cao nhất Việt Nam, đạt 1,8 tỷ đồng/cửa hàng vào cuối năm 2024. Kết thúc năm với khoảng 62 cửa hàng, đóng góp trên 1.200 tỷ đồng và chính thức có lời trong 3 tháng cuối năm.
- Era Blue (Indonesia): Ghi nhận doanh thu tăng hơn bốn lần so với cùng kỳ, doanh thu bình quân 2,8 tỷ đồng/cửa hàng. Kết thúc năm với khoảng 88 cửa hàng, doanh thu khoảng 100 triệu USD và có lời trong 6 tháng cuối năm.
- Tái cấu trúc: Công ty đã hoàn thành giai đoạn quan trọng trong tái cấu trúc theo hướng giảm lượng và tăng chất, giảm bớt công việc và tập trung nguồn lực vào những việc quan trọng, giúp vượt qua một năm tốt. Doanh thu không bị ảnh hưởng bởi việc thu hẹp quy mô mà vẫn tăng trưởng.
- ESG: MWG tiếp tục hành trình chuyển đổi công nghệ theo hướng giảm phát thải, bảo vệ môi trường, giảm chi phí và tối ưu vận hành.Năm 2024 nâng tổng số điểm lắp điện năng lượng mặt trời lên hơn 600 và hơn 1.700 cửa hàng trang bị hệ thống IoT. MWG chủ động hợp tác với các nhãn hàng, đối tác và chính quyền trong các sáng kiến ESG.
- Thành tựu và danh hiệu: MWG đạt nhiều giải thưởng như top 77 trong top 500 công ty lớn nhất Đông Nam Á của Fortune, top 10 công ty quản trị tốt nhất Việt Nam, top 20 doanh nghiệp phát triển bền vững tốt nhất sàn chứng khoán Việt Nam (VNSI), top 100 doanh nghiệp phát triển bền vững Việt Nam (CSI 100).
2. Kết quả kinh doanh năm 2025
Mục tiêu chung: Doanh thu thuần 150.000 tỷ đồng (tăng 12%) và lãi sau thuế 4.850 tỷ đồng (tăng 30%) so với năm 2024. Đây là mục tiêu doanh thu cao kỷ lục và lợi nhuận chỉ thấp hơn mức kỷ lục năm 2021.
- Thế Giới Di Động và Điện Máy Xanh: Vẫn là trụ cột, dự kiến đóng góp hơn 60% doanh thu và phần lớn lợi nhuận. Mục tiêu tăng trưởng doanh thu trên 4.000 tỷ đồng. Tập trung tăng trưởng dựa vào chất lượng, khai thác sâu các cửa hàng hiện hữu, hợp tác chặt chẽ với đối tác để có sản phẩm độc quyền, mở rộng danh mục và tối ưu chi phí. Định hướng TopZone là điểm đến trải nghiệm khác biệt cho hệ sinh thái Apple, hướng tới mục tiêu 1 tỷ đô doanh thu từ chuỗi này. Mục tiêu thị phần đạt 70-80% vào năm 2030 (hiện tại 50-60%).
- Bách Hóa Xanh: Động lực tăng trưởng chính, dự kiến đóng góp hơn 30% doanh thu và lợi nhuận đáng kể. Doanh thu tối thiểu 7.000 tỷ đồng, mở mới 200-400 cửa hàng, mở rộng ra các tỉnh miền Trung. Doanh thu online tăng tối thiểu 300%, mục tiêu trở thành siêu thị online số 1 Việt Nam. Tập trung cải thiện chất lượng hàng tươi, môi trường mua sắm, mở rộng hiệu quả, không chạy theo số lượng cửa hàng mà đảm bảo chất lượng. Mục tiêu doanh thu 10 tỷ USD vào năm 2030. Lợi nhuận tối thiểu 500 tỷ đồng trong năm 2025. Chi phí mở mới cửa hàng tại miền Trung thấp hơn khoảng 30%, điểm hòa vốn ở cấp độ trung tâm phân phối khoảng 1,2-1,5 tỷ doanh thu/cửa hàng.
- Nhà thuốc An Khang: Tập trung tăng trưởng doanh thu trên các cửa hàng hiện có (326 cửa hàng), chưa vội mở rộng ồ ạt. Mục tiêu hòa vốn trong năm 2025. Sẽ chọn thời điểm phù hợp để mở rộng.
- Era Blue (Indonesia): Tiếp tục mở rộng, mục tiêu đạt 150 cửa hàng vào cuối năm 2025 và hướng tới 500 cửa hàng vào năm 2028. Đã có lời từ quý 3/2024. Có kế hoạch IPO chuỗi này tại thị trường Indonesia.- Chiến lược chung: Tiếp tục tái cấu trúc theo hướng tinh gọn, linh hoạt. Tăng trưởng dựa trên chất lượng và quy mô hiện có. Tạo ra thịtrường mới. Tập trung vào trải nghiệm khách hàng và dịch vụ sau bán hàng (thông qua Tận Tâm). Ưu tiên vận hành chính trực, công bằng, nhân văn, đảm bảo giá trị lâu dài, hài hòa lợi ích kinh tế, trách nhiệm xã hội và bảo vệ môi trường (ESG).
II. Các vấn đề được hỏi lại và thảo luận tại ĐHĐCĐ
1. Tác động của chính sách thuế quan Hoa Kỳ
MWG nhận định chỉ bị ảnh hưởng gián tiếp qua sức mua của người tiêu dùng Việt Nam. Lãnh đạo MWG lạc quan về các biện pháp hỗ trợ kinh tế trong nước của Chính phủ. MWG tự tin vào khả năng tăng trưởng ngay cả khi thị trường đi ngang hoặc suy giảm nhẹ do hiệu ứng "người lớn càng lớn".
2. Chiến lược tăng trưởng bền vững trong 5 năm tới
MWG tập trung vào tăng trưởng chất lượng trên quy mô hiện có, khai thác hiệu quả các kênh, hợp tác với đối tác, phát triển sản phẩm độc quyền, tối ưu chi phí, phát triển kênh online và các giải pháp kích cầu như trả chậm.
3. Kế hoạch lợi nhuận Bách Hóa Xanh 2025
Lợi nhuận tối thiểu dự kiến là 500 tỷ đồng.
4. Tiềm năng của mảng tiêm chủng
Việc điều chỉnh từ mức chắc chắn 1.000 đồng sang tối đa là để dự phòng các tình huống xấu trên thế giới. Tổng số tiền chi trảcổ tức ước tính tối đa 1.460 tỷ đồng.
5. Kế hoạch chi cổ tức tối đa 1.000 đồng/cổ phiếu vào quý 3/2025
ESOP gắn với tăng trưởng lợi nhuận sau thuế và hiệu suất giá cổ phiếu MWG so với VN-Index (tăng hơn 5% so với chỉ số chung). Việc chỉ áp dụng chỉ tiêu ngắn hạn (năm 2025) là do đặc thù công ty niêm yết, tránh rủi ro khi thành phần cổ đông thay đổi. MWG đang xây dựng chính sách ESOP dài hơi hơn cho Bách Hóa Xanh đến khi công ty này niêm yết.
6. Về vấn đề ESOP
Mặc dù EY đã kiểm toán nhiều năm, quy trình kiểm toán của EY có sự thay đổi nhóm kiểm toán sau mỗi 2 năm và thay đổi giám đốc cấp cao kiểm toán sau mỗi 2 năm để đảm bảo tính độc lập. Cổ đông đề xuất nên thay đổi đơn vị kiểm toán 5 năm một lần theo thông lệ quốc tế để tăng điểm ESG, ý kiến này đã được ghi nhận.
7. Cổ đông hỏi về vai trò của ông Nguyễn Đức Tài (thành viên HĐQT không điều hành) và chiến lược xây dựng đội ngũ kế thừa.
Ông Tài cho biết vai trò hiện tại là giữ tinh thần chiến đấu, coaching và định hướng cho đội ngũ điều hành (gồm ông Đoàn Văn Hiểu Em, ông Phạm Văn Trọng và ông Vũ Đăng Linh). Sẽ có lộ trình bài bản cho việc chuyển giao. Tiêu chí chọn thành viên HĐQT là khả năng đóng góp và bảo mật thông tin. Việc tìm kiếm thành viên HĐQT độc lập có năng lực và thời gian là khó khăn. MWG không phân biệt giới tính hay quốc tịch khi lựa chọn thành viên HĐQT nếu đáp ứng tiêu chí.
8. Về Bách Hóa Xanh
- Chi phí mở mới cửa hàng ở miền Trung thấp hơn khoảng 30% so với các vùng khác. Doanh thu bình quân cửa hàng mới ởmiền Trung khoảng 1,2-1,5 tỷ đồng thì có lợi nhuận ở cấp độ trung tâm phân phối.
- Doanh thu 2,1 tỷ đồng/tháng ở khu vực phía Nam đã đạt trần cho khoảng 30% cửa hàng, 70% còn dư địa tăng trưởng.
- Biện pháp quản lý chất lượng sản phẩm để tránh rủi ro an toàn thực phẩm: Bách Hóa Xanh tập trung vào chọn đối tác uy tín đểhợp tác lâu dài (chọn bạn mà chơi), tăng cường kiểm soát nội bộ, phối hợp với cơ quan nhà nước và vùng trồng để giám sát chất lượng. Ưu tiên các nhà cung cấp lớn, có uy tín như CP, Tôm Minh Phú. Mục tiêu đến năm 2030 là mang sản phẩm tươi ngon và an toàn đến người tiêu dùng.
9. Các chuỗi khác như Erablue và An Khang
- Việc mở mới do đối tác Eraraya chủ động chọn địa điểm và mở cửa hàng. Tốc độ mở mới vẫn theo kế hoạch (150 cửa hàng cuối năm), không đẩy nhanh hơn dù MWG có kinh nghiệm mở rộng tại Việt Nam.
- Triển vọng kinh doanh An Khang: Hiện tại có 326 cửa hàng có sức khỏe tốt, doanh thu trung bình trên 550 triệu đồng/cửa hàng. MWG đã tìm ra công thức nhưng chưa tập trung mở rộng do ưu tiên nguồn lực cho Thế Giới Di Động và Điện Máy Xanh trong giai đoạn khó khăn. An Khang có hiệu quả khi doanh thu tăng và giảm lỗ, kỳ vọng hòa vốn trong năm nay. Việc mở rộng sẽ được chọn thời điểm phù hợp. MWG chưa có kế hoạch triển khai dịch vụ tiêm chủng tại nhà thuốc An Khang, tập trung vào bánthuốc và bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.
- Công ty Tận Tâm: Là công ty con của MWG, cung cấp dịch vụ sau bán hàng (giao hàng, lắp đặt, bảo hành, vệ sinh). Mục tiêu không chỉ phục vụ nội bộ mà còn mở rộng ra bên ngoài. Tận Tâm đóng vai trò quan trọng trong việc mang đến giá trị sử dụng trọn đời cho sản phẩm, tạo sự khác biệt và nâng cao trải nghiệm khách hàng. MWG hướng tới việc khách hàng mua sản phẩm (ví dụ máy lạnh) có thể yên tâm sử dụng trong suốt vòng đời sản phẩm với dịch vụ bảo trì, sửa chữa toàn diện từ Tận Tâm với chi phí hợp lý. Đây là yếu tố tạo nên nhà bán lẻ vĩ đại.
10. Đầu tư tài chính của công ty
Hoạt động đầu tư tài chính dựa trên ưu thế dòng tiền từ hoạt động bán lẻ, thực hiện thận trọng, chủ yếu gửi ngân hàng hoặc giao dịch với đối tác uy tín. Hoạt động kinh doanh cốt lõi vẫn là bán lẻ.
11. Ngành hàng mới
MWG có dự định nhưng chưa thể chia sẻ về các ngành hàng mới để bổ sung doanh thu khi thị trường điện thoại chững lại.Các ngành hàng không thuộc tiêu dùng nhanh sẽ do ông Đoàn Văn Hiểu Em phụ trách, còn hàng tiêu dùng nhanh do ông Phạm Văn Trọng phụ trách.