I. KQKD 2024 VÀ KẾ HOẠCH NĂM 2025
1. FMC chia sẻ về tương lai 2025 - Biến động, Bất định, Phức tạp và Mơ hồ
- Năm 2024 khép lại với nhiều dấu ấn, nhưng FMC đã bước vào năm 2025 với tâm thế thận trọng, khi ngành tôm tiếp tục đối mặt với không ít thách thức, đặc biệt là diễn biến phức tạp của việc áp thuế đối ứng từ Mỹ. Bối cảnh kinh tế thế giới được lãnh đạo công ty nhận định là "biến động, bất định, phức tạp và mơ hồ", đòi hỏi sự linh hoạt và chuẩn bị kỹ lưỡng cho mọi tình huống.
2. Kế hoạch kinh doanh 2025 - Ưu tiên sự ổn định và phát triển bền vững
- Doanh thu thuần và lợi nhuận trước thuế hợp nhất lần lượt đạt 250 triệu USD và 420 tỷ đồng. Cả 2 đều giảm nhẹ so với 2024
- Sản lượng chế biến và tiêu thụ tôm: Dự kiến lần lượt là 25,000 tấn và 22,000 tấn, đều có sự điều chỉnh giảm nhẹ.
- Cổ tức: FMC dự kiến duy trì mức cổ tức hấp dẫn 20% trên mệnh giá và sẽ tiến hành chi trả sớm trong quý 2/2025 sau khiđược ĐHĐCĐ thông qua
- Công ty kỳ vọng đạt tốc độ tăng trưởng trung bình 10%/năm và luôn giữ vững vị thế trong top 3 doanh nghiệp tôm lớn nhất Việt Nam
II. Các vấn đề được hỏi lại và thảo luận tại ĐHĐCĐ
1. Kết quả kinh doanh Quý 1/2025 - Doanh thu bứt phá, lợi nhuận chịu áp lực
- Quý 1 năm 2025 chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ về doanh số, đạt 70.5 triệu USD, tăng gần 42% so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng sản xuất và tiêu thụ tôm thành phẩm cũng có mức tăng ấn tượng, lần lượt là 41% và 42%, đạt 5.9 ngàn tấn và 6.1 ngàn tấn.
Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế hợp nhất trong quý 1 chỉ đạt khoảng 36 tỷ đồng, trong đó công ty con Thực phẩm Khang An đóng góp 16 tỷ đồng.
- Lý giải cho sự chênh lệch giữa doanh thu và lợi nhuận:
+ Yếu tố nội tại ngành: Giá tôm nguyên liệu trong nước duy trì ở mức cao, tình hình nuôi tôm gặp nhiều khó khăn và kéo dài,làm tăng đáng kể chi phí sản xuất và thu hẹp biên lợi nhuận. Đây là tình hình chung của nhiều doanh nghiệp trong ngành.
+ Cơ cấu thị trường: FMC vẫn duy trì tỷ trọng xuất khẩu lớn sang thị trường Mỹ, vốn là thị trường có biên lợi nhuận thấp nhất trong số các thị trường chính của công ty. Việc này nhằm đảm bảo công ăn việc làm ổn định cho người lao động, duy trì nhịp độ sản xuất liên tục và tạo thế chủ động về dòng tiền trong bối cảnh các thị trường khác còn trầm lắng.
2. Vai trò của công ty con Khang An
Năm 2024, Khang An đã có những đóng góp rất lớn vào lợi nhuận chung của FMC (240 tỷ đồng) nhờ chiến lược tập trung vào sản phẩm chế biến sâu và việc dự trữ được nguồn nguyên liệu giá rẻ trong giai đoạn tháng 4 đến tháng 8. Tuy nhiên, lợi thế này không còn trong năm 2025 do nguồn nguyên liệu không còn đủ để tiếp tục dự trữ như trước. Do đó, chỉ tiêu lợi nhuận năm 2025 của Khang An là 160 tỷ đồng, giảm 80 tỷ so với năm trước. FMC (công ty mẹ) dự kiến đóng góp 260 tỷ đồng để đạt mục tiêu lợi nhuận hợp nhất 420 tỷ đồng.
3. Vấn đề thuế đối ứng từ Mỹ
- Lãnh đạo FMC nhận định rằng mức độ ảnh hưởng rất khó dự đoán chính xác, phụ thuộc vào phạm vi áp dụng thuế (toàn bộ hay một số mặt hàng) và mức thuế cụ thể so với các đối thủ cạnh tranh. Bác Lực chỉ ra rằng kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Mỹ chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ, do đó mức độ ảnh hưởng có thể không nghiêm trọng bằng các ngành hàng khác.
- Về kịch bản xấu nhất nếu Mỹ áp thuế 46%, đặc biệt khi các đối thủ như Ecuador chỉ chịu mức thuế thấp hơn (hiện tại thuế đối ứng của Ecuador là 20%), FMC thừa nhận khả năng phải rút khỏi thị trường Mỹ là có thể xảy ra. Tuy nhiên, lãnh đạo công ty cho rằng kịch bản này khó xảy ra và nếu Mỹ áp mức thuế đồng đều cao cho tất cả các nước, thì thị trường này có thể đóng lại với tất cả chứ không riêng Việt Nam.
- FMC đã chủ động xuất trước một lượng hàng lớn sang Mỹ trong quý 1/2025 hơn 46 triệu USD. Và trong vòng 40 ngày tới xuất tiếp hơn 16 triệu đô nữa là tổng doanh thu tại thị trường Mỹ đạt khoảng 62 triệu USD, trong khi cả năm 2024 đạt 80 triệu USD và thuế đối ứng 10% hiện tại khách hàng chịu hết. Từ đó tác động của thị trường Mỹ vào KQKD 2025 là chưa đáng kể
- Chia sẻ về giải pháp trong thời gian tới:
+ Công ty đã chuẩn bị cho việc chuyển hướng thị trường từ 5 năm nay và tự tin sẽ không bị động nếu mất thị trường Mỹ, dù doanh số năm đầu có thể giảm nhẹ.
+ Chiến lược chuyển hướng thị trường: FMC sẽ tăng cường thâm nhập các thị trường khác như Canada, Úc, Hàn Quốc (những thị trường có tiêu chuẩn khắt khe nhưng FMC tự tin đáp ứng nhờ vùng nuôi tốt) và đặc biệt là Nhật Bản, thị trường vốn là thế mạnh của FMC (công ty mẹ).
+ Trung Quốc được đánh giá là thị trường tiềm năng số một, nhưng có những đặc thù riêng (chủ yếu nhập tôm nguyên liệu đểchế biến lại) mà FMC chưa đáp ứng đủ. Công ty đang thăm dò và xây dựng từng bước tại thị trường này.
+ Thị trường nội địa hiện chỉ chiếm khoảng 2% doanh số, FMC muốn tập trung trên một mặt trận do cạnh tranh khốc liệt.Việc mở rộng thị trường mới đã được thực hiện từ nhiều năm trước, do đó FMC không quá lo ngại về thời gian và chi phí tiếp cận.
4. Vấn đề nhập khẩu nguyên liệu giá rẻ từ Ecuador, Ấn Độ để giảm thiểu tác động giá tôm nguyên liệu trong nước tăng
- FMC kiên quyết không nhập khẩu nguyên liệu từ Ecuador hay nước thứ ba để tối ưu hóa sản xuất do rủi ro về thủ tục xuất xứ hàng hóa và nguy cơ bị mang tiếng "lách" xuất xứ.
- Bài toán này nhiều doanh nghiệp làm và coi là chiến lược kinh doanh, tuy nhiên quan điểm FMC không làm chuyện gian dối mặc dù cũng bị ảnh hưởng rất nhiều từ vấn đề này, như năm 2020 Minh Phú bị cáo buộc mua lượng lớn tôm đông lạnh của Ấn Độ
5. Chia sẻ về vùng nuôi và tiêu chuẩn ASC
- Việc mở rộng vùng nuôi đạt chuẩn ASC là hướng đi chiến lược để thâm nhập thị trường châu Âu. Tuy nhiên, việc này gặp nhiều thách thức do quy định chặt chẽ về thuốc sử dụng khi tôm bị bệnh.
- Năm 2025, diện tích nuôi tôm tự chủ của FMC đã tăng thêm 50ha, lên khoảng 540ha, chiếm khoảng 30% tổng sản lượng, một tỷ lệ cao trong ngành. Công ty kỳ vọng có thể nâng tỷ lệ này lên trên 40% trong 2 năm tới.
6. Ứng dụng AI trong nuôi tôm của FMC như thế nào
Việc ứng dụng AI vẫn còn xa vời do thiếu nền tảng dữ liệu đầy đủ, chi phí thiết bị cao và độ bền kém. FMC đang quan tâm vànghiên cứu nhưng hiện tại vẫn theo dõi môi trường nuôi bán thủ công.
7. Về việc giá cổ phiếu giảm sâu và hành động của BLD thế nào
Được cổ đông đề xuất mua lại cổ phiếu quỹ vì hiện giá cổ phiếu của FMC đã bằng giá trị sổ sách, theo BLD chia sẻ đây là mộtý kiến hay và sẽ trình HĐQT trong thời gian tới xem xét và đưa ra phương án hợp lí nhất có thể
8. Các khó khăn lớn nhất hiện tại của FMC
- Đầu tiên là về nguồn cung tôm nguyên liệu trong nước vì hiện miền tây không dám thả giống vì dịch bệnh nhiều và chất lượng con tôm giống yếu từ đó tỷ lệ nuôi thành công thấp dưới 40%. Nên sản lượng tôm thương phẩm cũng sụt giảm theo, làm thiếu cung và đẩy giá tôm nguyên liệu tăng cao ( đây cũng là lí do khiến BLNG của FMC bị sụt giảm mạnh trong Q1/2025)
- Thứ 2 là về thuế quan vì FMC không sợ cạnh tranh mà chỉ sợ hàng rào thuế quan quá lớn, khiến cho FMC vừa tốn tiền vừa tốn thời gian, làm mất rất nhiều chi phí. Hằng ngày lo vụ thuế quan này thôi cũng tốn rất nhiều thời gian và công sức của FMC
- Cập nhập về 2 vụ kiện CVD và AD tại Mỹ hiện tại:
+ FMC đã thương lượng được với 2 nguyên đơn cũ nhưng bị nguyên đơn mới kiện tiếp nên phải đi giải quyết để được mức AD0%
+ Tháng 4 này sẽ biết ai là bị đơn bắt buộc cho POR20, và khả năng rất cao FMC sẽ là bị đơn bắt buộc thứ 2 sau Statimex.Tháng 7 năm nay sẽ có thuế tạm tính POR19 và tháng 12 sẽ có phán quyết cuối cùng. Cuối năm nay thuế CVD sẽ có nhưng khả năng đưa về 0% là rất thấp