I. Tổng quan doanh nghiệp
Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam (hay còn được gọi là Techcombank; mã giao dịch: TCB) là một ngân hàng TMCP của Việt Nam, được thành lập năm 1993 với số vốn ban đầu 20 tỷ đồng. Đến nay, TCB đã trở thành hàng TMCP vốn tư nhân lớn thứ 2 Việt Nam với mức vốn hóa 120,000 tỉ đồng, chỉ sau VPBank.
II. Hoạt động kinh doanh
Hoạt động kinh doanh của TCB tăng trưởng đều đặn và mạnh mẽ qua các năm với CAGR 26% trong 5 năm qua. TCB cũng đa dạng hóa kinh quanh của mình bằng bán chéo các dịch vụ như chứng khoán, IB, bảo hiểm…
Tệp khách hàng cao cấp và tập trung giúp TCB có 1 lượng khách hàng trung thành. Từ đó, có thể bán chéo được nhiều sản phẩm dịch vụ, tối ưu lợi nhuận và giảm thiểu chi phí bán hàng.
Chuỗi giá trị khách hàng từ WB, SME và RB giúp tiền luôn được lưu thông trong TCB giúp nhà bang luôn có lượng casa lớn. Tuy nhiên, điều này có thể gây ra rủi ro tập trung nếu những mắt xích quan trọng mất khả năng trả nợ.
Từ đó đạt được những lợi thế cạnh tranh khó bị sao chép khi tệp khách hàng cấp cao cũng như việc xây dựng chuỗi giá trị giúp tối ưu lợi nhuận và chi phí.
II. Tài chính doanh nghiệp
1. Khả năng sinh lời nổi bật trong ngành khi kinh tế tốt
TCB có NIM tốt hơn so với ngành trong nhiều năm, đặc biệt là khi kinh tế và ngành BĐS thuận lợi khi có thể khai thác toàn bộ chuỗi giá trị. Tuy nhiên, rủi ro tập trung này cũng khiến NIM TCB suy giảm mạnh trong 1H2023.
Một điểm lưu ý là tăng trưởng tín dụng TCB đã full room 10.68% trong Q1/2023 (dư nợ chủ yếu tăng từ nhóm doanh nghiệp => khả năng hỗ trợ các DN đảo nợ). Nếu tình hình BĐS ổn định trở lại thì đây cũng là điểm cộng của DN so với các bank khác.
2. Danh mục cho vay có tính tập trung cao
Vì tệp khách hàng cao cấp và chủ yếu cho vay liên quan tới BĐS nên danh mục có tính tập trung cao. Khi TT BĐS đóng băng thì tỷ lệ nợ xấu và nợ nhóm 2 của TCB cũng tăng vọt.
3. Rủi ro liên quan đến trái phiếu doanh nghiệp
Hoạt động đầu tư chứng khoán và tư vấn phát hành – phân phối cũng bị ảnh hưởng khi BĐS đóng băng.
TCB nắm giữ khoảng 40,000 tỷ TPDN cuối Q2/2023, và lượng trái phiếu này có thể liên quan đến các đối tác TCBS tư vấn. Thu nhập phí từ tư vấn – phát hành cũng bị ảnh hưởng.
4. Sụt giảm CASA mạnh và khoản vay ngoại tệ gây áp lực lên COF
Lượng casa giảm mạnh khiến chi phí vốn của TCB vọt tăng. Tiền vẫn nằm trong hệ thống TCB nhưng có xu hướng dịch chuyển từ casa sang tiền gửi có kỳ hạn.
Ngoài ra, các khoảng vay ngoại tệ khoảng 2 tỷ USD với lãi suất thả nỗi cũng gây áp lực lên COF của TCB.
IV. Dự phóng và định giá
KQKD 2023 dự báo sẽ sụt giảm 17% so với 2022 vì NIM và chất lượng tài sản suy giảm mạnh.
Tuy nhiên, team FinSuccess đánh giá định giá cũng đã chiết khấu sâu những rủi ro hiện hữu của TCB. Vì vậy nếu TT BĐS hồi phục thì TCB sẽ là một cái tên sáng giá khi PB trailing ~ 1 lần.
FinSuccess đưa ra 3 kịch bản cho TCB:
- Bear: FED tăng 2 lần lãi suất, chính sách tiền tệ phải quay đầu trước sức ép căng thẳng tỷ giá, nhu cầu tín dụng suy giảm tới nửa sau 2024 mới hồi phục.
- Base: FED chỉ còn tăng lãi suất 1 lần vào tháng 9 hoặc 11, tỷ giá không biến động mạnh giúp CSTT duy trì đi ngang tới cuối năm, nhu cầu tín dụng phục hồi nhẹ dần dần.
- Bull: FED không tăng lãi suất, tỷ giá không biến động mạnh giúp CSTT duy trì đi ngang/ tiếp tục hạ lãi suất thêm 1 lần nữa tới cuối năm, nhu cầu tín dụng phục hồi khá.