I. TỔNG QUAN DOANH NGHIỆP VÀ LUẬN ĐIỂM ĐẦU TƯ
Công ty phục vụ mặt đất Sài Gòn (SAGS) là một trong những công ty hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ phục vụ mặt đất cho ngành hàng không. Được thành lập từ năm 2002, SAGS đã không ngừng mở rộng và phát triển, trở thành đối tác tin cậy của nhiều hãng hàng không nội địa và quốc tế.
II. MÔ HÌNH QUẢN TRỊ CỦA SGN
1. Các chi nhánh và công ty con
Hiện SGN đang hoạt động tại 2 chi nhánh nằm tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất và Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng, ngoài ra còn sở hữu 51% thị phần tại Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh.
2. SGN mang tính sở hữu của nhà nước
Tỷ lệ tham dự ĐHĐCĐ của SGN luôn duy trì mức cao quanh 85 – 95%. Điều đó thể hiện tỷ trọng nắm giữ cổ phiếu SGN bên ngoài không quá lớn.
Ngoài ra SGN luôn đặt kế hoạch thận trọng và thực hiện vượt chỉ tiêu. Với tỉ lệ hoàn thành này thì khả năng cao LNST 2024 sẽ mức quanh mức 270 tỷ.
4. Cổ đông lớn đóng vai trò quan trọng
Trong 2023, SGN thu về khoảng 500 tỷ đồng doanh thu đến từ các cổ đông như VietJet, ACV (chiếm khoảng 40% doanh thu công ty). Vì vậy việc VietJet quyết định mở công ty tự phục vụ mặt đất nhằm tự phục vụ sẽ đe dọa đến HĐKD sau này của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, theo FinSuccess đánh giá hiện tại VietJet chỉ phục vụ mặt đất ở 2 sân bay lớn và Cam Ranh và Nội Bài. Trong khi đó nguồn thu chính của SGN đến từ các sân bay còn lại như Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất.
Việc VietJet thâm nhập vào thị trường Tân Sơn Nhất theo FinSuccess đánh giá sẽ tốn nhiều công sức và thời gian khi tính độc quyền của ACV là khá lớn.
III. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Hoạt động kinh doanh chính của công ty gồm: Dịch vụ hàng không và Dịch vụ phi hàng không.
1. Cơ cấu doanh thu và chi phí
Nguồn thu chính của SGN đến từ thu phí Dịch Vụ hàng không, trong đó dịch vụ phục vụ mặt đất chiếm tỷ trọng lớn nhất.
SGN kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ, do đó phần lớn chi phí đến từ chi phí nhân viên, bảo trì và sửa chữa thiết bị, và chi phí khấu hao khi mà phần lớn tài sản hữu hình của SGN đến từ phương tiện vận tải..
Ngoài ra, mỗi năm SGN còn phải trả cho ACV một khoảng 150- 200 tỷ cho các thiết bị thuê ngoài, nhằm đảm bào hoạt động kinh doanh ổn định.
2. Triển vọng đến từ lượng khách du lịch và sự phục hồi các chuyến bay quốc tế
Lượng khách quốc tế chiếm khoản 8-16% tổng khách du lịch tại Việt Nam.
Hàn Quốc tiếp tục là thị trường có khách du lịch đến với Việt Nam trong nửa năm đầu lớn nhất với 2,2 triệu lượt khách chiếm (25,8%). Trong khi đó, Trung Quốc xếp thứ hai với 1,8 triệu lượt khách. Hai thị trường này đóng góp gần 1 nửa vào số khách số tế trong 6 tháng đầu năm 2024.
Lượng khách du lịch trong nước đang tăng dần đáng kể các các mua cao điểm và du lịch bằng đường bộ có xu hướng tăng nhẹ. Do đó, nhiều chính sách đề xuất đã được đưa ra để nhằm giảm giá vé máy bay nhắm kích cầu nhu cầu di chuyển bằng hàng không.
6 tháng đầu năm 2024, sản lượng cất hạ cánh (CHC) toàn ngành hàng không Việt Nam chỉ đạt 332 nghìn chuyến, giảm 8.7% so với cùng kỳ 2023.
Tuy nhiên, lưu lượng chuyến bay quốc tế đang có sự hồi phục tốt với sản lượng CHC đạt 127 nghìn chuyến, tăng 27% svck.
3. Sân bay Long Thành là động lực tăng trưởng trong dài hạn
Theo các nghiên cứu, khi bắt đầu khai thác giai đoạn 1, 80% đường bay quốc tế của sân bay Tân Sơn Nhất sẽ chuyển về Long Thành. Do đó với SGN, sân bay Long Thành sẽ là yếu tố chính quyết định sự tăng trưởng sắp tới của công ty.
Về dịch vụ Hàng không, SGN sẽ tham gia đấu thầu chung với VIAGS (công ty con của HVN) và HGS (đơn vị phục vụ mặt đất tại Nội Bài). Hiện chưa có thêm thông tin về thời gian và giá trị gói thầu này.
IV. TÀI CHÍNH
1. Cơ cấu tài sản
SGN có tài sản ngắn hạn chiếm tỷ khá cao hơn 80% từ Q2/2023 trở lại đây. Về cơ cấu tài sản, SGN có các khoản tài sản ngắn hạn có thanh khoản cao chiếm hơn 80% TTS (tiền mặt 700 tỷ), thể hiện mức độ an toàn tài chính cao của doanh nghiệp này.
Việc trích lập dự phòng tới 60 tỷ (trong đó có 53 tỷ cho Bamboo Airways) trong năm 2023 khiến lợi nhuận của doanh nghiệp bị ảnh hưởng mạnh.
Tuy nhiên sang nửa đầu năm 2024,công ty đã hoàn thành trích lập cho khoản phải thu này, FinSuccess tin rằng từ đây lợi nhuận của doanh nghiệp có thể tăng trưởng “organic” trở lại.
2. Cơ cấu nguồn vốn
Với một cơ cấu tài chính lành mạnh (không nợ vay), SCS hầu như không có áp lực về thanh toán trong cả ngắn và dài hạn.
3. Dòng tiền
SGN sở hữu cơ cấu dòng tiền lành mạnh với dòng tiền HĐKD tăng trưởng qua mỗi năm, dòng tiền này được tài trợ cho hoạt động đầu tư cũng như trả cổ tức của doanh nghiệp.
V. CỔ TỨC VÀ ĐỊNH GIÁ
Năm 2024, SGN dự tính sẽ trả cổ tức bằng tiền mặt với mức 2,500 VND / cổ phiếu.
Uớc tính SGN cần chi gần 84 tỷ đồng để hoàn tất đợt trả cổ tức này. Thời gian thanh toán dự kiến vào 30/09/2024.
Với LNST 2024 rơi vào mức 250 tỷ VND, P/E forward của SGN rơi vào khoảng 11.1x, thấp hơn so với mức trung vị 10 năm (15x)
Ngoài ra, FinSuccess dự báo ROE 2024 sẽ đạt mức 23-25%. Trong quá khứ, với mức ROE như vậy thì SGN được thị trường định giá P/B quanh 4.0x – 4.2x, tương đương với mức giá 110,000 – 115,000 VND/ cổ phiếu.