Cổ phiếu tiềm năng

BÁO CÁO CẬP NHẬT ĐHCĐ STB 2025

Một số điểm đáng chú ý của STB trong năm 2024 là đã trích lập dự phòng xong 100%, cũng là 1 lý do số Q1/2025 tăng khá tốt. STB đã thông qua tờ trình tăng vốn điều lệ bằng chia cổ tức bằng cổ phiếu, tuy nhiên, phương án chi tiết liên quan tỷ lệ hay thời gian chia thì vẫn chưa có. Với kế hoạch kinh doanh năm 2025, STB đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 14,650 tỷ đồng. NĐT cần theo dõi thêm tin tức của STB cũng như quan sát thêm hành động của BOD trong thời gian tới.

06 May, 2025
41
Chia sẻ bài viết này

Một số thông tin chú ý tại Đại hội ĐHCĐ STB 2025

1. Kết quả kinh doanh 2024

  • Ngân hàng ghi nhận tổng nguồn vốn huy động đạt 674,794 tỷ đồng (tăng 16.7%, hoàn thành 106% kế hoạch), tổng dư nợ tín dụng đạt 539,315 tỷ (hoàn thành 101% kế hoạch).
  • Lợi nhuận trước thuế đạt 12,720 tỷ đồng (tăng 32.6% so với năm trước), vượt 20% kế hoạch.
  • Tỷ lệ nợ xấu ở mức 2.08%, giảm 0.02% so với đầu năm, tỷ lệ nợ xấu tổng thể cũng giảm 0.89%. Chất lượng tín dụng nhìn chung vẫn được cải thiện trong bối cảnh rủi ro tín dụng gia tăng, tuy nhiên còn cao hơn mức kế hoạch ĐHCĐ giao.

2. Về công tác xử lý nợ xấu

  • Đối với các khoản nợ thuộc Khu công nghiệp Phong Phú: Sacombank đã bán đấu giá thành công khoản nợ sau 18 phiên đấu giá trong năm 2023, với giá bán là 7.934 tỷ đồng, cao hơn so nghĩa vụ nợ của khách hàng. Đến nay, Sacombank đã thực thu hồi 1.587 tỷ đồng và dự kiến sẽ thu hồi đầy đủ trong năm 2025.
  • Đối với các khoản nợ đảm bảo bằng cổ phiếu STB của ông Trầm Bê và người có liên quan: Sacombank đã trình các phương án xử lý và đang chờ sự phê duyệt từ NHNN. Ngân hàng đã trình lập dự phòng 100% đối với dư nợ gốc của khoản nợ xấu trên, cũng như đã thoái hoàn toàn lãi dự thu từ cuối Quý II/2022. Việc xét duyệt để Sacombank xử lý lô cổ phiếu cũng như ghi nhận ảnh hưởng tài cơ cấu sẽ cần có thời gian. Tuy nhiên, với kết quả kinh doanh hiện tại, Sacombank tự tin có thể hoạt động hiệu quả và gia tăng giá trị cho cổ đông, nhà đầu tư, khách hàng và đối tác.

3. Về trích lập dự phòng rủi ro

  • Trong năm 2024, Sacombank đã trích lập 2.623 tỷ đồng dự phòng rủi ro và sử dụng 2.061 tỷ đồng dự phòng để xử lý rủi ro (trong đó xử lý rủi ro tín dụng là 756 tỷ và xử lý trái phiếu VAMC là 1.305 tỷ).
  • Hoàn thành trích lập 100% dự phòng rủi ro cho các khoản nợ tồn đọng chưa xử lý, nâng quy mô bộ đệm dự phòng lên 25.689 tỷ đồng.

Finsuccess

4. Chia cổ tức bằng cổ phiếu

  • Sacombank có hơn 25,352 tỷ đồng lợi nhuận hợp nhất giữ lại lũy kế.
  • Nhằm nâng cao năng lực tài chính, đảm bảo tỷ lệ an toàn hoạt động cũng như đáp ứng lợi ích của cổ đông, HĐQT trình ĐHĐCĐ chủ trương tăng vốn điều lệ thông qua phát hành cổ phiếu chia cổ tức cho cổ đông hiện hữu và phát hành cổ phiếu thưởng cho cán bộ nhân viên có lựa chọn của Sacombank.
  • Nguồn vốn sử dụng từ nguồn lợi nhuận hợp nhất giữ lại lũy kế còn lại sau khi thực hiện phân phối lợi nhuận năm 2024.
  • Sau khi được NHNN chấp thuận, HĐQT sẽ xây dựng phương án chi tiết, bao gồm tỷ lệ phát hành cổ phiếu để chia cổ tức và tỷ lệ phát hành cổ phiếu thưởng cho cán bộ nhân viên. Phương án chi tiết sẽ được lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản trước khi triển khai thực hiện các thủ tục, hồ sơ xin phép cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

5. Kế hoạch kinh doanh năm 2025

  • Sacombank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 14,650 tỷ đồng, tăng 15% so với kết quả 2024.
  • Dự kiến đến cuối năm, tổng tài sản đạt 819,800 tỷ đồng, tăng 10% so với đầu năm.
  • Nguồn vốn huy động đạt 736,300 tỷ đồng (+9%) và dư nợ tín dụng đạt 614,000 tỷ đồng (+14%).
  • Tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 2%.

Finsuccess

Thảo luận tại ĐHCĐ STB 2025

1. Kết quả kinh doanh Q1/2025

  • Quý 1, Sacombank huy động thị trường 1 tăng 3.3%, đạt 33% kế hoạch tăng trưởng.
  • Cho vay đạt 4.7%, đạt 33% kế hoạch.
  • Tỷ lệ nợ xấu 2.2%, có tăng 0.2% do khách hàng bị ảnh hưởng bởi khó khăn, nền kinh tế phục hồi chậm còn thị trường bất động sản chưa phục hồi.
  • Lợi nhuận trước thuế đạt 3,674 tỷ đồng (tăng 38.4% YOY), và đạt 25.1% so với kế hoạch, và cũng quyết liệt triển khai các dự án chuyển đổi số trọng điểm, cũng như là số hóa sản phẩm dịch vụ, kiểm soát rủi ro, đảm bảo an toàn hoạt động một cách hiệu quả.

2. Phương án xử lý cổ phiếu ông Trầm Bê

Phương án xử lý số cổ phiếu này còn nhiều khó khăn, nhiều năm trước STB cũng đã trình phương án xử lý nhưng còn nhiều khó khăn nên chưa được phê duyệt. Năm 2024, STB đã nghiên cứu cơ sở pháp lý rất kỹ trình phương án phù hợp theo quy định pháp luật, đề ra phương án mua lại nợ đã bán cho VAMC và đấu giá lại thông qua công ty độc lập.

3. Cách hạch toán phần thu hồi từ KCN Phong Phú

Năm 2024, Sacombank đã thu được trên 1,500 tỷ đồng, và đã hạch toán cụ thể trên BCTC với giảm khoản nợ xấu và trích lập dự phòng. Năm 2025 sẽ tiếp tục trả thêm 30-40% và năm 2026 Sacombank sẽ thu dứt điểm.

4. Thù lao dành cho HĐQT và BKS đã bao gồm ESOP chưa?

CIR của VIB tăng không phải do chi phí hoạt động tăng mà do lợi nhuận giảm. VIB chủ động hỗ trợ khách hàng bằng cách giảm lãi suất cho vay, trong khi chi phí vốn (COF) không giảm tương ứng, dẫn đến lợi nhuận giảm và làm CIR tăng.

5. Khoản nợ với CTCP Đầu tư và Du lịch Bình Tiên

Dư nợ 3,040 tỷ, tài sản đảm bảo là 3,870 tỷ

Finsuccess

6. Sacombank có chiến lược nào để thực hiện hóa tăng 10% về huy động vốn và tổng tài sản? Việc mua lại vốn của Công ty chứng khoán SBS có giúp ích gì, có rủi ro gì không?

  • Về chiến lược huy động vốn và tăng tổng tài sản, dự kiến năm 2025 sẽ khó kéo giảm trong bối cảnh biến động về tỷ giá, thuế quan. Sacombank đã sớm nhận ra vấn đề này ngay từ đầu năm rồi. Sacombank đã chuẩn bị rất nhiều phương án để tái cơ cấu nguồn vốn huy động và tăng cơ cấu nguồn vốn giá tốt của thị trường từ 12-20% có thể lên đến 30%. Còn với nguồn vốn thị trường 1, ngân hàng dự kiến chỉ tăng từ 9-10%, trong đó ưu tiên nguồn vốn huy động ngắn hạn, cũng như ưu tiên khách hàng nhỏ lẻ, nhưng mà vẫn đảm bảo an toàn hoạt động.
  • Về vấn đề tăng tổng tài sản, Sacombank vẫn chú trọng tăng một cách an toàn, bền vững. Để tăng trưởng những tài sản sinh lời, kéo giảm những tài sản tồn động. Tổng tài sản sẽ chỉ tăng 10%, chủ yếu tăng để phục vụ nền kinh tế và đầu tư vào trái phiếu chính phủ.
  • Việc mua lại cổ phiếu SBS, Sacombank khẳng định không có nhu cầu mua cổ phiếu, cổ phần SBS. Chúng tôi sẽ chọn những công ty chứng khoán có dịch vụ tốt, phù hợp để phát triển lĩnh vực đầu tư.

7. Có đánh đổi rủi ro cao để cho vay nhiều hơn không? Đặc biệt là cho vay những DN lớn và cho vay với giá trị cao hơn doanh thu không? Sacombank có chủ trương phát hành KHCN hay KHDN nhiều hơn

  • Về vấn đề này, Sacombank báo cáo mục tiêu xây dựng danh mục cho vay phải tối ưu giữa hiệu quả hoạt động và rủi ro.
  • Ngân hàng xác định việc tăng trưởng tín dụng phải gắn liền với việc kiểm soát an toàn vốn, cũng như tăng trưởng ở nhóm KHDN tập trung phục vụ mục đích sản xuất kinh doanh (các lĩnh vực như nông nghiệp, thủy hải sản, công nghiệp chế biến, công nghiệp sản xuất, những lĩnh vực xây dựng).
  • Trong tình hình thuế quan căng thẳng, chúng tôi cũng sẽ lưu tâm về những doanh nghiệp xuất nhập khẩu, để đảm bảo việc hoạt động ổn định, bền vững.
  • Sacombank là ngân hàng bán lẻ, tuy nhiên sẽ tiếp tục phát triển đồng đều ở KHCN và KHDN. Từ đó, Sacombank sẽ phân bổ cho vay phù hợp với NIM đã tính toán từ trước.

Finsuccess

8. Kinh tế 2025 tiếp tục khó khăn, nợ nhóm 3-4-5 có tiếp tục tăng không?

  • Tỷ lệ nợ xấu đang ở mức 2.4%, có giảm so với năm trước. Trong bối cảnh rủi ro tín dụng gia tăng, việc nợ nhóm 5 tăng do chuyển nhóm nợ 3 và 4.
  • Trong bối cảnh bất động sản còn đóng băng và chậm tiến độ, Ngân hàng vẫn đang kiểm soát tốt nợ xấu, duy trì ở mức 2%.
  • Về tồn đọng cũ, Sacombank vừa kiểm soát nợ quá hạn, vừa xử lý những khoản nợ cuối cùng của Đề án để giải quyết mục tiêu chung.

9. Khoản nợ của VAMC đang được thế chấp bởi khoản 32.5% cổ phiếu của ông Trầm Bê

  • Sacombank cũng đã trình NHNN phương án xử lý chi tiết và phù hợp để xử lý cổ phiếu ông Trầm Bê và người có liên quan. Sacombak đã ra báo cáo với cơ quan thanh tra giám sát, đặc biệt là chánh thanh tra hiện nay đã nghe báo cáo về đề án và đã giao cho chúng tôi là 14 phương pháp phải xử lý, chúng tôi đã xử lý được 13/14 mục tiêu của đề án, chỉ còn một cái vấn đề cuối cùng là xử lý nợ xấu của ông Trầm Bê và những người có liên quan.
  • Tại ngày 31/12/ 2016, nợ gốc của ông Trầm Bê và những người có liên quan là 35,400 tỷ đồng. Lãi dự thu khoanh theo đề án là 12,919 tỷ đồng. Lũy kế từ năm 2017 cho đến năm 31/12/2024, Sacombank đã thu hồi 25,612 tỷ đồng, trong đó có 23,363 tỷ đồng nợ gốc và 2,249 tỷ đồng là lãi. Dư nợ còn lại là 12,037 tỷ đồng, trong đó nợ bán cho VAMC là 10,538 tỷ đồng; các khoản repo và khoản phải thu là 1,454 tỷ đồng.
  • Tổng lãi còn phải trả theo hợp đồng đến ngày 31/12/2024 là 57,605 tỷ đồng. Trong đó, các khoản nợ của ông Trầm Bê và ngược có liên quan được đảm bảo bằng cổ phiếu STB đang được VAMC nhận ủy quyền là 6,611 tỷ đồng và lãi phải trả theo hợp đồng đến 31/12/2024 là 13,450 tỷ đồng. Tổng số lượng cổ phiếu đang đảm bảo cho các khoản vay, các khoản phải thu là hơn 604.94 triệu cổ phiếu, tương đương với tỷ lệ nắm giữ là 32%. Nợ gốc và repo đã trích lập dự phòng 100%.
  • Đối với câu hỏi số tiền thu được thuộc về VAMC hay Sacombank thì sau khi xử lý toàn bộ các khoản nợ gốc, các khoản phải thu, Sacombank sẽ trình NHNN. Có thể thấy với khoản lãi treo 57,000 tỷ đồng thì chắc chắc chắn là không bao giờ dư.
  • Sacombank sẽ bán đấu giá công khai minh bạch theo quy định pháp luật.

Finsuccess

10. Trong bối cảnh Thủ tướng yêu cầu ngân hàng phải hy sinh lợi nhuận để hỗ trợ nền kinh tế, NIM của Sacombank bị ảnh hưởng mạnh, Sacombank có chiến lược gì?

  • NIM 2024 là 3.73%, ở mức bình quân ngành, có giảm 0.17% so với năm trước. Nhưng xu hướng ngành thì giảm tới 1.27% và ở mức bình quân là 2.18%, trong đó có 14 ngân hàng có xu hướng giảm NIM, cho nên mức độ cạnh tranh rất là cao.
  • Các ngân hàng tương đồng như ACB, MBB đều công bố lợi nhuận rất là cao, tuy nhiên năm vừa rồi Sacombank chỉ công bố mức lợi nhuận trên 10,000 tỷ. Mức này đã được tính toán cho hi sinh một phần lợi nhuận để hỗ trợ khách hàng, nên NIM cũng đã được tính toán rồi.
  • Sacombank chưa có lợi thế và mức VCSH đang khiêm tốn, đang xử lý để giải quyết việc hỗ trợ khách hàng.
  • Năm 2025, Sacombank cũng phải cân đối phù hợp giữa đồng hành thực hiện chỉ đạo của Chính phủ. Những tháng đầu năm, Sacombank cũng đã tung ra gói trên 30,000 tỷ đồng với lãi suất cho vay duy trì chỉ từ mức 4-5%.
  • Sacombank cũng không quá lệ thuộc vào việc huy động trên thị trường 1 mà tập trung vào thị trường 2. Sau khi Sacombank được tăng mức tín nhiệm cao từ Moody’s , nhiều ngân hàng nước ngoài đã cung cấp hạn mức lớn cho Sacombank. Trong thời gian ngắn tới, Sacombank sẽ công bố về các nguồn vốn do các ngân hàng nước ngoài hỗ trợ như thế nào. Theo đó, Sacombank sẽ tăng nguồn lãi suất thấp hỗ trợ khách hàng và duy trì NIM theo quy định

Finsuccess

Tài chính và định giá

Lợi nhuận trước thuế năm 2025 ước đạt 14,560 tỷ đồng. Giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu (Book Value per share) hiện tại khoảng 29,163 đồng/cổ phiếu, với P/B ~1.34 lần. Dự báo năm 2025, BVPS sẽ đạt khoảng 32,000 đồng/cổ phiếu, tương ứng P/B ~1.2 lần, chưa thực sự hấp dẫn bởi P/B trung vị 5 năm là 1.26.

Với kế hoạch kinh doanh năm 2025, STB đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 14,650 tỷ đồng. Về tin tức cổ tức, STB đã thông qua tờ trình tăng vốn điều lệ bằng cách trả cổ tức bằng cổ phiếu nhưng phương án chi tiết liên quan đến tỷ lệ cũng như là ngày trả thì chưa có. NĐT cần theo dõi thêm tin tức của STB cũng như quan sát thêm hành động của BOD trong thời gian tới.

Finsuccess

Hoàng Huy

Investment Advisory

Hoàng Huy

"Nhà giao dịch giỏi tập trung vào quản trị rủi ro, họ không lo lắng về lợi nhuận"

Bài viết liên quan

Cùng FinSuccess
xây dựng chiến lược

tài chính vững vàng

cho tương lai

Hãy để lại thông tin, đội ngũ FinSuccess sẽ sớm liên hệ để hỗ trợ bạn tốt nhất!

Họ và tên

Số điện thoại

Email

Bạn cần được tư vấn về dịch vụ nào?

Lời nhắn