1. KQKD 2024 VÀ KẾ HOẠCH NĂM 2025
a. KQKD 2024 vượt kế hoạch đề ra
Trong năm tài chính 2024, SABECO ghi nhận doanh thu thuần đạt 31.872 tỷ đồng, tăng 4,6% svck. Lợi nhuận sau thuế ghinhận mức tăng trưởng 5,6%, đạt 4.495 tỷ đồng. Tại Đại hội, SAB thông qua nâng mức cổ tức năm 2024 lên tới 50%, tức tăng thêm 15% so với kế hoạch đầu năm 2024. Trong đó, SAB đã tạm ứng 20%, còn lại 30% dự kiến sẽ chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức ngày 1/7 và thanh toán ngày 31/7/2025.
Một dấu mốc thể hiện định hướng phát triển bền vững, đổi mới sáng tạo của công ty là vào tháng 11/2024, SABECO chính thức ra mắt Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ngành bia SABECO (SRC), nhằm tạo nên những sản phẩm chất lượng đẳng cấp quốc tế cho thị trường bia trong nước.
b. Kế hoạch 2025 thận trọng
Sabeco đặt mục tiêu doanh thu thuần 31.641 tỷ đồng, giảm nhẹ 1%, trong khi lợi nhuận sau thuế dự kiến đạt 4.835 tỷ đồng, tăng 8% so với năm trước. Công ty cũng đặt kế hoạch chi trả cổ tức năm 2025 ở mức cao, tiếp nối tỷ lệ cổ tức 50% mệnh giá trong năm 2024.
Trong định hướng sắp tới, Sabeco tập trung vào bốn mục tiêu: điều chỉnh danh mục sản phẩm, nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng, cải tiến thương hiệu và đảm bảo tăng trưởng bền vững.
2. Chiến lược của SABECO
a. Chiến lược “nội địa hoá” và sáp nhập CTCP Tập đoàn Bia Sài Gòn – Bình Tây (Sabibeco)
Ban lãnh đạo SABECO cho biết, doanh nghiệp tiếp tục kiên định với chiến lược tập trung tối đa vào thị trường nội địa, thay vì mở rộng hoạt động xuất khẩu. Tỷ trọng xuất khẩu hiện chỉ chiếm khoảng 1% doanh thu, và cũng chỉ đóng góp dưới 1% tổng sản lượng tiêu thụ. Trong bối cảnh châu Á– đặc biệt là Việt Nam – vẫn là khu vực có mức tiêu thụ bia tính trên đầu người cao, SABECO xác định mở rộng thị phần nội địa là nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn tới, thay vì phân tán nguồn lực cho thị trường quốc tế.
SABECO đã hoàn tất mua lại hơn 43% cổ phần tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Bia Sài Gòn – Bình Tây (Sabibeco), đơn vị đang sở hữu thương hiệu Sagota. Các lợi ích chiến lược từ thương vụ này bao gồm (1) hệ thống 6 nhà máy đặt tại các vị trí chiến lược giúp SABECO tăng cường đáng kể năng lực sản xuất, đặc biệt là đối với các sản phẩm bia lon – dòng sản phẩm đang ngày càng được người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng, (2) việc chuyển đổi Sabibeco từ công ty liên kết thành công ty con sẽ giúp SABECO tối ưu hóa hiệu quả vận hành và cải thiện BLN toàn tập đoàn, (3) Sabibeco hiện đang sở hữu nhiều thương hiệu bia thuộc phân khúc bình dân, nhờ đó giúp SABECO mở rộng danh mục sản phẩm và tiếp cận hiệu quả hơn các nhóm khách hàng đại chúng.
b. Định hướng về kế hoạch phát triển đồ uống không cồn
Thị trường Việt Nam hiện tại đang có xu hướng chuyển dịch của người tiêu dùng sang các sản phẩm có độ cồn thấp, và một số sản phẩm của SAB như 333 Pilsner, Chill và Lạc Việt đã ra mắt với nồng độ cồn dưới 5%. Tuy nhiên, theo BLĐ xu hướng chuyển dịch hoàn toàn sang bia không cồn hiện chưa rõ ràng, vì thế công ty vẫn theo dõi và sẵn sàng mở rộng khi thời điểm phù hợp.
“Chúng tôi có công thức bia không cồn nhưng phải xem xét khi nào thị trường đón nhận dòng sản phẩm, ở thời điểm hiện tại phân khúc bia không cồn còn rất nhỏ, Công ty có xu hướng sản xuất ra các sản phẩm có độ cồn ít hơn”, ông Lester Tan cho biết.
c. Chi phí quảng cáo, khuyến mại trong năm 2025
Giai đoạn 2021-2024, chi phí bán hàng của SAB tăng ở mức cao, chiếm tỉ trọng 13-15% doanh thu thuần. Trong năm 2025, công ty đang xem xét nhiều yếu tố nhằm tối ưu hiệu quả quảng cáo bán hàng nhằm đưa ra ngân sách hợp lí. Nếu các hoạt động này thúc đẩy doanh số và phù hợp với mức độ cạnh tranh thị trường, sẽ được ưu tiên. Ngược lại, nếu hiệu quả thấp, sẽ không được tập trung triển khai.
3. Tác động của thuế đối ứng và thuế tiêu thụ đặc biệt
a. Tác động của thuế đối ứng & giá nhôm nguyên liệu
Một trong những thách thức lớn mà SABECO gần đây phải đối mặt là nguy cơ Mỹ áp thuế đối ứng với nhôm – nguyên liệu then chốt trong sản xuất lon bia. Trong năm 2024, giá nhôm đã tăng khoảng 18%, gây áp lực l ên chi phí sản xuất. Tuynhiên, bước sang năm 2025, giá nhôm đã bắt đầu hạ nhiệt. Để chủ động ứng phó, SABECO đã ký hợp đồng tương lai với nhà cung cấp nhằm chốt giá và giảm thiểu rủi ro từ biến động thị trường. Công ty cho biết chi phí nguyên vật liệu cao đã được sử dụng hết trong năm 2024, và hiện tại giá nguyên liệu đã trở lại mức bình thường. Riêng với chi ph íbao bì, doanh nghiệp dự báo sẽ tăng dần theo thời gian, tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, giá lon nhôm đã giảm và việc ký hợp đồng dài hạn giúp SABECO đảm bảo mức giá ổn định trong thời gian tới.
b. Thuế tiêu thụ đặc biệt
SABECO đã và đang tích cực đối thoại với các cơ quan quản lý và Hiệp hội Bia – Nước giải khát nhằm bày tỏ quan điểm ủng hộ mức thuế suất tiêu thụ đặc biệt thấp hơn và giãn thời gian áp dụng, nhằm tránh gây tác động đột ngột đến người tiêu dùng. Theo BLĐ, trong bối cảnh Việt Nam đối mặt với các rủi ro từ thuế đối ứng từ Mỹ, việc tăng thuế TTĐB có khả năng được lùi lại trong 1 năm tới.
Trong trường hợp thuế TTĐB mới được triển khai, việc điều chỉnh giá bán là điều khó tránh khỏi và người tiêu dùng cuối cùng sẽ là bên gánh chịu chi phí tăng thêm. SABECO cho rằng mục tiêu của chính sách thuế là để đạt được kết quả quản lý nhất định, do đó việc chuyển gánh nặng thuế sang doanh nghiệp thay vì người tiêu dùng là không phù hợp với tinh thần của luật hiện hành.