Liên hệ với chúng tôi Contact Us

Bài 1.18: Hiểu về chu kì kinh tế và phân bổ tài sản

Chu kỳ kinh tế là gì? Thị trường kinh tế luôn luôn biến động qua thời gian, sẽ có giai đoạn tăng trưởng nhưng cũng sẽ có lúc thu hẹp. Vậy ở mỗi giai đoạn thì đặc điểm của nó là gì và nhà đầu tư cần hành động ra sao. Đi tìm hiểu cùng FinSuccess nhé!

Tìm hiểu về chu kỳ kinh tế rất quan trọng trong quá trình đầu tư vì tài sản nói chung và TTCK nói riêng sẽ bị tác động rất nhiều bởi các biến động kinh tế. Vậy chu kỳ kinh tế là gì? Và cách xác định ra sao? Tìm hiểu cùng FinSuccess nào!

I. Chu kỳ kinh tế (Business Cycle)

Huyền thoại đầu tư Warren Buffet từng nói:

“Mặc dù con đường không hề êm ả, nhưng hệ thống kinh tế của chúng ta đã hoạt động phi thường theo thời gian. Nó giải phóng tiềm năng của con người mà không hệ thống nào khác có thể làm được, và sẽ tiếp tục như thế..”

Nhưng ông cũng từng nói

“Nền kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng tốt. Nhưng nó không tăng trưởng tốt mỗi năm, mỗi tuần, mỗi tháng…”

Vậy chúng ta có thế thấy được nền kinh tế trong dài hạn sẽ luôn tăng trưởng nhưng vẫn luôn tồn tại những biến động trong ngắn hạn, và những biến động này sẽ ảnh hưởng tới giá cả của các tài sản đầu tư. Hiểu một cách đơn giản, nếu doanh nghiệp đang trong giai đoạn kinh doanh khó khăn và vay nợ cao thì không thể nào có tiền mở rộng sản xuất kinh doanh hay đầu tư vào các tài sản khác được.

 

Chu kỳ kinh tế (Business cycle), là sự biến động của GDP thực tế theo trình tự bốn pha lần lượt là suy thoái, khủng hoảng, phục hồi và hưng thịnh (bùng nổ). Cũng có quan điểm coi pha phục hồi là thứ yếu nên chu kỳ kinh doanh chỉ gồm hai pha chính là suy thoái và hưng thịnh (hay mở rộng).

Theo định nghĩa của Burns and Mitchell (1946) được trích trong chương trình CFA:

“Các chu kỳ kinh tế là biến động trong hoạt động kinh tế tổng thể của các quốc gia, chủ yếu trong các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp: một chu kỳ bao gồm các giai đoạn mở rộng xảy ra đồng thời trong nhiều hoạt động kinh tế, sau đó là các giai đoạn suy thoái, suy giảm và hồi phục tương tự, cuối cùng hội tụ vào giai đoạn mở rộng của chu kỳ tiếp theo; chuỗi sự kiện này lặp lại nhưng không định kỳ; về thời lượng, các chu kỳ kinh doanh dao động từ hơn một năm đến 10 hoặc 12 năm.”

Các đặc điểm nổi bật của các giai đoạn trong một chu kỳ kinh tế:

Chu kỳ kinh tế gồm 4 pha

 

II. Phân bổ tài sản theo từng giai đoạn

Về lý thuyết các giai đoạn trong chu kỳ sẽ có những đặc điểm như team trình bày ở trên. Tuy nhiên, trên thực tế, các hiện tượng sẽ diễn ra không đồng thời hoặc có sự khác biệt ở mỗi chu kỳ. Nguyên nhân là do các chỉ báo kinh tế có thể có độ nhạy và độ trễ khác nhau cũng như mỗi một chu kì sẽ có những sự kiện và yếu tố tác động riêng biệt. Trong phần này, FinSuccess sẽ đưa ra phương pháp phân bố tài sản theo 2 chỉ báo kinh tế phổ biến nhất: Tăng trưởng GDP và Lạm phát.

FinSuccess sẽ đưa ra phương pháp phân bố tài sản theo 2 chỉ báo kinh tế phổ biến nhất: Tăng trưởng GDP và Lạm phát

Lý giải cho mỗi chu kỳ

Lạm phát: khi kinh tế tăng trưởng đi cùng với lạm phát tăng, nghĩa là nền kinh tế vẫn đang vận động tốt, miễn là lạm phát duy trì ổn định và không phi mã. Khi này hoạt động kinh doanh sẽ tốt, nhu cầu tiêu dùng gia tăng, chính sách tiền tệ (CSTT) và tài khóa mở rộng nên thuận lợi cho các doanh nghiệp chu kỳ và tăng trưởng. Ngoài ra cung tiền bơm ra tốt, thì dòng tiền sẽ chảy vào các kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản.

Đình lạm: Khi kinh tế tăng trưởng chậm và nhưng lạm phát cao (như kinh tế thế giới giai đoạn chiến tranh Nga - Ukraine), các ngân hàng trung ương (NHTW) sẽ có xu hướng tăng lãi suất kiềm lạm phát và hi sinh kinh tế. Vì mục tiêu hàng đầu của các NHTW vẫn là bình ổn giá. Khi này kinh tế sẽ thu hẹp, môi trường lãi suất cao, cung tiền sẽ bị thu hẹp, các doanh nghiệp sẽ rất khó kinh doanh và lãi vay tăng cao bóp nghẹt lợi nhuận gây thua lỗ. Giai đoạn này tiền mặt sẽ có giá trị hơn cũng như các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh an toàn ít biến động (ví dụ như tiện ích, bán lẻ hàng tiêu dùng) và ít vay nợ sẽ được dòng tiền chú ý.

Tăng phát: Tăng phát được sử dụng với mục đích chống lại sự giảm phát khi lạm phát giảm về <0. Xảy ra khi chính phủ muốn kích thích lại kinh tế, đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh sau một thời kỳ bất ổn kinh tế hoặc suy thoái. Trong giai đoạn này, Chính phủ sẽ có nhiều biện pháp như: giảm lãi suất, giảm thuế, bơm tiền… Điều này sẽ thuận lợi cho các doanh nghiệp đang trong giai đoạn mở rộng và chu kì. CSTT mở rộng cũng tốt cho kênh chứng khoán và bất động sản. Ngoài ra, đầu tư trái phiếu để kỳ vọng giá trái phiếu tăng khi lãi suất tiếp tục giảm.

Giảm phát: xảy ra giữa hoặc sau giai đoạn suy thoái. Khi đó sản lượng kinh tế sẽ bị chậm lại do nhu cầu đầu tư và tiêu dùng giảm. Giảm phát khiến giá tài sản giảm, buộc các nhà sản xuất phải thanh lý hàng tồn kho của họ. Trong khi đó, người tiêu dùng lại có xu hướng tích trữ tiền mặt phòng ngừa rủi ro cũng như kỳ vọng giá hàng hóa tiếp tục xu hướng giảm. Khi này, Chính phủ sẽ có xu hướng kích thích kinh tế bằng bơm tiền, nới lỏng chính sách tiền tệ và tài khóa. Lãi suất có xu hướng giảm, nhà đầu tư mua trái phiếu với kỳ vọng giá trái phiếu tăng. Các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh an toàn và dòng tiền tốt sẽ được ưu tiên.

Các bài viết khác về chủ đề Phân tích vĩ mô anh/chị có thể tìm đọc ở ĐÂY nhé.

Vũ Thành Huy
Investment Analyst
Vũ Thành Huy

"Không có cổ phiếu nào gọi là nên hay không nên đầu tư. Tỉ trọng và thời điểm điều tiết được rủi ro. Một doanh nghiệp tốt chưa chắc là một khoản đầu tư tốt."


Có thể bạn quan tâm
Bài 1.17: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI

Bài 1.17: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI

Phân tích vĩ mô 2023-05-22 16:44

Trong việc phân tích hệ thống tài chính của một quốc gia, chúng ta cần chú ý tới các yếu tố quan trọ...

Bài 1.16: Dự trữ ngoại hối là gì?

Bài 1.16: Dự trữ ngoại hối là gì?

Phân tích vĩ mô 2023-05-22 16:41

Trong việc phân tích hệ thống tài chính của một quốc gia, chúng ta cần chú ý tới các yếu tố quan trọ...

Bài 1.15: Cán cân thanh toán là gì? Các tài khoản trong cán cân thanh toán

Bài 1.15: Cán cân thanh toán là gì? Các tài khoản trong cán cân thanh toán

Phân tích vĩ mô 2023-05-22 16:25

Trong việc phân tích hệ thống tài chính của một quốc gia, chúng ta cần chú ý tới các yếu tố quan trọ...

Bài 1.14: Tỷ giá là gì? Các chế độ tỷ giá

Bài 1.14: Tỷ giá là gì? Các chế độ tỷ giá

Phân tích vĩ mô 2023-05-22 16:12

Trong việc phân tích hệ thống tài chính của một quốc gia, chúng ta cần chú ý tới các yếu tố quan trọ...

Bài 1.13: Chính sách tiền tệ là gì? Các công cụ điều hành Chính sách tiền tệ

Bài 1.13: Chính sách tiền tệ là gì? Các công cụ điều hành Chính sách tiền tệ

Phân tích vĩ mô 2023-05-22 16:01

Trong việc phân tích hệ thống tài chính của một quốc gia, chúng ta cần chú ý tới các yếu tố quan trọ...

Bài 1.12: Tăng trưởng huy động là gì?

Bài 1.12: Tăng trưởng huy động là gì?

Phân tích vĩ mô 2023-05-22 15:51

Trong việc phân tích hệ thống tài chính của một quốc gia, chúng ta cần chú ý tới các yếu tố quan trọ...

Bài 1.11: Tăng trưởng tín dụng là gì?

Bài 1.11: Tăng trưởng tín dụng là gì?

Phân tích vĩ mô 2023-05-22 15:43

Trong việc phân tích hệ thống tài chính của một quốc gia, chúng ta cần chú ý tới các yếu tố quan trọ...

Bài 1.10: Lãi suất là gì? Các loại lãi suất

Bài 1.10: Lãi suất là gì? Các loại lãi suất

Phân tích vĩ mô 2023-05-22 14:49

Trong việc phân tích hệ thống tài chính của một quốc gia, chúng ta cần chú ý tới các yếu tố quan trọ...

Bài 1.9: Tình hình hoạt động doanh nghiệp

Bài 1.9: Tình hình hoạt động doanh nghiệp

Phân tích vĩ mô 2023-05-22 11:26

Trong việc phân tích sức khỏe của một nền kinh tế, chúng ta cần chú ý tới các chỉ số kinh tế quan tr...

Bài 1.8: Chỉ số công nghiệp IIP

Bài 1.8: Chỉ số công nghiệp IIP

Phân tích vĩ mô 2023-05-22 11:21

Trong việc phân tích sức khỏe của một nền kinh tế, chúng ta cần chú ý tới các chỉ số kinh tế quan tr...

Bài 1.7: Chỉ số PMI là gì?

Bài 1.7: Chỉ số PMI là gì?

Phân tích vĩ mô 2023-05-22 11:11

Chỉ số quản lý thu mua PMI (Purchasing Managers Index) là một chỉ số đánh giá hiệu quả kinh tế của n...

Bài 1.6: Phân tích hoạt động xuất khẩu

Bài 1.6: Phân tích hoạt động xuất khẩu

Phân tích vĩ mô 2023-05-22 10:59

Trong việc phân tích sức khỏe của một nền kinh tế, chúng ta cần chú ý tới các chỉ số kinh tế quan tr...

Bài 1.5: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ

Bài 1.5: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ

Phân tích vĩ mô 2023-05-19 16:47

Trong việc phân tích sức khỏe của một nền kinh tế, chúng ta cần chú ý tới các chỉ số kinh tế quan tr...

Bài 1.4: Lạm phát và chỉ số lạm phát CPI

Bài 1.4: Lạm phát và chỉ số lạm phát CPI

Phân tích vĩ mô 2023-05-19 16:41

Trong việc phân tích sức khỏe của một nền kinh tế, chúng ta cần chú ý tới các chỉ số kinh tế quan tr...

Bài 1.3: Chỉ số GDP và tăng trưởng GDP

Bài 1.3: Chỉ số GDP và tăng trưởng GDP

Phân tích vĩ mô 2023-05-19 16:31

Trong việc phân tích sức khỏe của một nền kinh tế, chúng ta cần chú ý tới các chỉ số kinh tế quan tr...

Bài 1.2: Phân tích vĩ mô Thế giới và Việt Nam

Bài 1.2: Phân tích vĩ mô Thế giới và Việt Nam

Phân tích vĩ mô 2023-05-18 16:28

Việc phân tích bối cảnh vĩ mô là vô cùng quan trọng, một nền kinh tế trong giai đoạn phát triển sẽ g...

Bài 1.1: Phương pháp phân tích Top Down và Bottom Up

Bài 1.1: Phương pháp phân tích Top Down và Bottom Up

Phân tích vĩ mô 2023-05-02 23:52

Trong phương pháp phân tích cơ bản để lựa chọn ra những cơ hội đầu tư sinh lời trên thị trường chứng...