I. Phân tích vĩ mô
Khái niệm:
Hiểu một cách đơn giản, phân tích vĩ mô là phân tích triển vọng của nền kinh tế rộng lớn hơn, môi trường kinh doanh mà các công ty đang hoạt động. Như vậy, phân tích vĩ mô bắt đầu bằng môi trường kinh tế bao quát, xem xét trạng thái của nền kinh tế chung và ngay cả nền kinh tế quốc tế. Từ đó, ta xem xét ý nghĩa của môi trường bên ngoài đối với ngành nghề mà các công ty đang hoạt động trong đó có thuận lợi hay không. Đối với một số doanh nghiệp, bối cảnh kinh tế vĩ mô và ngành có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận nhiều hơn so với kết quả tương đối của doanh nghiệp trong phạm vi ngành. Nói cách khác, các nhà đầu tư cần phải luôn nhớ đến bức tranh kinh tế vĩ mô.
Vậy để phân tích vĩ mô, chúng ta sẽ đi qua các biến số kinh tế quan trọng trong quá trình phân tích vĩ mô Việt Nam. FinSuccess sẽ tạm chia vĩ mô thành 2 phần như sau:
Nền kinh tế |
Thị trường tài chính |
|
Khái niệm |
Hệ thống bao gồm tất cả các hoạt động liên quan đến sản xuất, tiêu thụ và thương mại hàng hóa và dịch vụ trong một khu vực. Một nền kinh tế áp dụng cho tất cả mọi người, từ các cá nhân đến các thực thể như các tập đoàn và chính phủ. |
Thị trường tài chính (Financial Market) là nơi diễn ra hoạt động mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng vốn thông qua các phương thức giao dịch và những công cụ tài chính nhất định. |
Vai trò |
Thể hiện sự thịnh vượng, phát triển của một nước cũng như chất lượng đời sống đời sống của người dân trong quốc gia đó. |
Giúp luân chuyển vốn trong nền kinh tế nhanh và hiệu quả. Thị trường dẫn vốn từ người dư tiền nhàn rỗi đến người cần vốn thông qua các kênh như ngân hàng, thị trường vốn và tiền tệ. |
Các yếu tố tác động |
|
|
Mối quan hệ giữa cả 2 |
Nền kinh tế và thị trường tài chính luôn luôn gắn liền và tác động qua lại lẫn nhau. Khi thị trường tài chính luân chuyển vốn hiệu quả thì hoạt động sản xuất kinh doanh cũng hiệu quả và mở rộng nhanh hơn. Ví dụ, khi kinh tế suy thoái thì nhà nước sẽ giảm lãi suất để doanh nghiệp tiếp cận vốn rẻ hơn, kích thích việc mở rộng sản xuất kinh doanh. Cũng như lãi suất giảm sẽ khiến người dân đem tiền đi mua sắm hay đầu tư nhiều hơn thay vì gửi tiết kiệm. |
Khi phân tích vĩ mô, chúng ta nên tập trung vào 2 khía cạnh: Kinh tế thế giới và Kinh tế Việt Nam.
II. Phân tích vĩ mô thế giới
Nghiên cứu kinh tế của các quốc gia lớn trên thế giới giúp hình dung được nền kinh tế tại Việt Nam bị ảnh hưởng gì bởi những quốc gia lớn này. Hiện tại, xu hướng Việt Nam ngày càng hội nhập, dòng tiền từ nước ngoài đang vào thị trường chứng khoán Việt Nam rất lớn, do đó đánh giá các quốc gia lớn khi nghiên cứu vĩ mô là vô cùng quan trọng. Trong phần này, chủ yếu xem xét tăng trưởng của các quốc gia hàng đầu thế giới như Mỹ, Trung Quốc, khu vực Châu Âu (EU) và Nhật Bản. Nhìn chung thì các biến số kinh tế cần theo dõi cũng tương tự như khi phân tích vĩ mô Việt Nam (FinSuccess sẽ nói kỹ về từng biến số ở phần Phân tích vĩ mô Việt Nam ở dưới).
Cần chú ý các thông tin vĩ mô sau:
- Triển vọng tăng trưởng dự báo của những quốc gia lớn từ các tổ chức uy tín như World Bank, ADB, Bloomberg.
- Cập nhật chỉ số tài chính quan trọng như GDP, IIP, PMI… của những quốc gia có ảnh hưởng lớn đến kinh tế toàn cầu như Mỹ, Trung Quốc, EU và Nhật Bản.
- Chính sách tài chính của Fed (Mỹ), Nhật Bản, Châu Âu và Trung Quốc.
- Tác động về biến động tỷ giá của đồng tiền trên toàn cầu.
- Những tác động lớn của một số sự kiện lớn trên thế giới tác động đến Việt Nam như Brexit, khủng hoảng nợ Châu Âu, Fed tăng lãi suất, Chiến tranh thương mai…
- Thị trường hàng hóa thế giới cũng sẽ tác động đến giá cả hàng hóa ở Việt Nam.
III. Phân tích vĩ mô Việt Nam
Mục địch cuối cùng của phân tích vĩ mô là tìm được ra các xu hướng đầu tư được hưởng lợi bởi môi trường kinh tế hiện tại và tương lai. FinSuccess sẽ chia làm 4 xu hướng đầu tư chính:
Xu hướng |
Ngành hưởng lợi |
Giải thích |
Hưởng lợi bởi vĩ mô |
|
Nhu cầu của các ngành này thường biến động theo chu kỳ kinh tế. Lợi nhuận của các doanh nghiệp này thường phụ thuộc nhiều vào điều kiện vĩ mô. |
Hưởng lợi bởi hội nhập |
|
Những ngành này thường sẽ giao thương với quốc tế nhiều. Đặc biệt là nhóm ngành liên quan đến xuất khẩu, vận chuyển và KCN. |
Hưởng lợi từ giá hàng hóa tăng |
|
Thường sẽ là các doanh nghiệp hưởng lợi ở giá bán đầu ra khi giá hàng hóa tăng. Chủ yếu là các nhóm ngành khai thác và bán nguyên vật liệu thô. |
Hưởng lợi từ giá hàng hóa giảm |
|
Thường sẽ là các doanh nghiệp hưởng lợi từ giá nguyên liệu đầu vào giảm và giữ được giá bán đầu ít biến động. |
Ở các phần sau FinSuccess sẽ giải thích từng yếu tố và mối quan hệ giữa các yếu tố… Đầu tiên hãy cùng tìm hiểu về chỉ số GPD qua Bài 1.3: Chỉ số GDP và tăng trưởng GDP