1. Khái niệm
Cán cân thanh toán là một bảng cân đối ghi chép một cách hệ thống toàn bộ những giao dịch kinh tế giữa trong nước với thế giới bên ngoài trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm). Nó phản ánh giá trị hàng hoá và dịch vụ mà nền kinh tế đã xuất khẩu và nhập khẩu cũng như các khoản tiền mà quốc gia đã đi vay hoặc cho thế giới bên ngoài vay. Ngoài ra, sự can thiệp của ngân hàng trung ương vào thị trường ngoại hối thông qua việc thay đổi dự trữ ngoại tệ cũng được phản ánh trong cán cân thanh toán.
Trạng thái của cán cân thanh toán có ảnh hưởng quan trọng đến sự thay đổi của tỷ giá hối đoái, chính phủ buộc phải điều chỉnh các chính sách kinh tế để đối phó với những mất cân bằng trong cán cân thanh toán đang đe dọa sự ổn định và phát triển của nền kinh tế. Ngoài ra, sự thay đổi trong cán cân vãng lai còn tác động đến thay đổi rủi ro của quốc gia khi quốc gia vay nợ nước ngoài gia tăng.
Cán cân thanh toán = Tài khoản vãng lai + tài khoản vốn
2. Các tài khoản của CCTT
Tài khoản vãng lai: Tài khoản vãng lai ghi chép các giao dịch về hàng hoá, dịch vụ, thu nhập và chuyển giao vãng lai. Tài khoản vãng lai bao gồm ba khoản mục lớn:
- Tài khoản thương mại: Thanh toán liên quan đến thương mại quốc tế. Xuất khẩu mang lại ngoại tệ cho đất nước và ngược lại
- Thu nhập từ nhân tố nước ngoài: Thu nhập nhân tố từ nước ngoài” chủ yếu là thu nhập từ hoạt động đầu tư quốc tế như tiền lãi, cổ tức và lợi nhuận.
- Chuyển giao vãng lai: Chuyển khoản quốc tế ghi chép các giao dịch không có đối ứng giữa các quốc gia. Đó là các giao dịch một chiều. Chuyển khoản vãng lai bao gồm chuyển tiền, các khoản đóng góp cho các tổ chức quốc tế và khoản tiền của những người lao động làm việc ở nước ngoài gửi về cho gia đình.
Tài khoản vốn: Tài khoản vốn ghi chép các giao dịch liên quan đến dòng vốn luân chuyển giữa trong nước với thế giới bên ngoài. Việc Vinamilk xây dựng một nhà máy sản xuất sữa tại New Zealand là một ví dụ về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Ngược lại, việc một người Việt Nam mua cổ phiếu của một công ty Anh là ví dụ về đầu tư gián tiếp ra nước ngoài.
Tài khoản tài trợ chính thức: Phần cuối cùng trong tài khoản cán cân thanh toán phản ánh những giao dịch về dự trữ quốc tế do ngân hàng trung ương của quốc gia đó quản lý. Các giao dịch này phản ánh việc tài trợ cho số dư của cán cân thanh toán. Ngân hàng trung ương ở hầu hết các nước đều giữ các ngoại tệ mạnh mà chủ yếu là đôla Mỹ để có thể can thiệp vào thị trường ngoại hối nhằm hạn chế sự biến động bất lợi của tỷ giá hối đoái. Khoản mục tài trợ chính thức luôn bằng về giá trị và có dấu ngược lại với cán cân thanh toán.
3. Chú ý khi phân tích
- Cán cân thanh toán thâm hụt hay thặng dư sẽ phản ánh đến các yếu tố của vĩ mô khác như : chính sách tài khóa (đầu tư công, thuế) lãi suất, tỷ giá,…. Từ đó gián tiếp tác động đến thị trường chứng khoán. Ngoài ra, nếu một quốc gia mà liên tục thâm hụt thanh toán thì sẽ dẫn đến việc nợ công sẽ gia tăng từ đó ảnh hưởng đến rủi ro đầu tư, dòng vốn di chuyển sang các quốc gia khác ….
- Trạng thái của cán cân thanh toán có ảnh hưởng quan trọng đến sự thay đổi của tỷ giá hối đoái, chính phủ buộc phải điều chỉnh các chính sách kinh tế để đối phó với những mất cân bằng trong cán cân thanh toán đang đe dọa sự ổn định và phát triển của nền kinh tế. Ngoài ra, sự thay đổi trong cán cân vãng lai còn tác động đến thay đổi rủi ro của quốc gia khi quốc gia vay nợ nước ngoài gia tăng.
Cùng FinSuccess tìm hiểu các yếu tố khác tác động thị trường tài chính ở bài viết sau TẠI ĐÂY nhé!