Liên hệ với chúng tôi Contact Us

Bài 1.7: Chỉ số PMI là gì?

Chỉ số quản lý thu mua PMI (Purchasing Managers Index) là một chỉ số đánh giá hiệu quả kinh tế của ngành sản xuất, được hình thành từ thay đổi về sản lượng, số lượng đơn đặt hàng mới, việc làm,....Đây là chỉ số quan trong trong việc phân tích sức khỏe của một nền kinh tế, cùng Finsuccess tìm hiểu về chỉ số này nhé!

1. Khái niệm

PMI là viết tắt của cụm từ Purchasing Managers Index, tạm dịch là Chỉ số quản lý thu mua. Đây được coi là một chỉ số đánh giá hiệu quả kinh tế của ngành sản xuất, được xây dựng để cho một đánh giá khái quát về hoạt động trong ngành sản xuất và đóng vai trò như một chỉ số hàng đầu cho toàn bộ nền kinh tế. Chỉ số được hình thành từ các tiêu chí phổ biến như sự thay đổi về sản lượng, số lượng đơn đặt hàng mới, việc làm, thời gian giao hàng của nhà cung cấp và lưu kho hàng hóa mua.

PMI được tạo thành từ năm số liệu chính:

  • Đơn đặt hàng mới,
  • Sản lượng
  • Việc làm
  • Thời gian giao hàng
  • Hàng tồn kho.

Kết quả chỉ số PMI™ dưới 50.0 cho thấy nền kinh tế sản xuất nhìn chung giảm sút; trên 50.0 có nghĩa nhìn chung là phát triển. Kết quả chỉ số 50.0 là không có sự thay đổi. Mức chênh lệch so với 50.0 càng lớn thì tốc độ thay đổi mà chỉ số báo hiệu sẽ càng lớn.

2. Phân loại chỉ số

PMI có thể được chia thành hai loại: PMI sản xuất và PMI dịch vụ

2.1. PMI sản xuất

Chỉ tiêu này dùng để phản ánh sức mua trong ngành sản xuất. Các trọng số PMI sản xuất chính bao gồm: Hoạt động kinh doanh; Đơn hàng mới; Việc làm; Giao hàng từ nhà cung cấp. Cụ thể trọng số các thành phần như sau:

STT

Tiêu chí

Tỷ trọng

1

Đơn đặt hàng mới

30%

2

Sản lượng

25%

3

Việc làm

20%

4

Thời gian giao hàng của nhà cung cấp

15%

5

Tồn kho đã mua

10%

2.2. PMI Dịch vụ

PMI phi sản xuất (PMI dịch vụ) là chỉ số tổng hợp được tính toán để dự báo các điều kiện kinh tế chung trong lĩnh vực phi sản xuất. Các số liệu dùng để đo lường PMI dịch vụ bao gồm:

  • Hoạt động kinh doanh (tỷ lệ được điều chỉnh theo mùa vụ).
  • Đơn hàng mới (tỷ lệ được điều chỉnh theo mùa vụ).
  • Việc làm (tỷ lệ được điều chỉnh theo mùa).
  • Giao hàng từ Nhà cung cấp.

3. Cách tính chỉ số 

Công thức tính chỉ số PMI:

PMI = (P1 * 1) + (P2 * 0.5) + (P3 * 0)

Trong đó:

P1: Tỷ lệ % số câu trả lời là tình hình “có cải thiện”

P2: Tỷ lệ % số câu trả lời là tình hình “không đổi”

P3: Tỷ lệ % số câu trả lời là tình hình “xấu đi”

Chỉ số PMI là một số từ 0 đến 100. Có 3 trường hợp xảy ra:

  • Chỉ số PMI > 50 thể hiện sự mở rộng khi so sánh với tháng trước. 
  • Chỉ số PMI < 50 thể hiện sự co lại
  • Chỉ số PMI = 50 cho thấy không có thay đổi. Càng lớn hơn 50 thì mức độ thay đổi sẽ càng lớn

4. Ý nghĩa chỉ số PMI

4.1. Chỉ số PMI là thước đo quan trọng của nền kinh tế 

Căn cứ vào chỉ số này, chúng ta có thể dễ dàng đánh giá khách quan về tốc độ tăng trưởng hay suy yếu về dịch vụ sản xuất của một công ty hay 1 quốc gia. 

Nếu như kết quả tính toán chỉ số PMI trên 50, điều này có nghĩa là tình hình sản xuất đang có chiều hướng phát triển và hoạt động sản xuất được mở rộng. Nếu chỉ số PMI dưới mức 50 thì điều này đồng nghĩa với việc các hoạt động kinh doanh đang có dấu hiệu thu hẹp.

Bên cạnh đó, chỉ số PMI cũng được sử dụng để đánh giá về những chỉ số quan trọng khác như GDP, CPI…

4.2. Ảnh hưởng đến các quyết định của Công ty liên quan đến việc thu mua hàng hóa

Căn cứ vào chỉ tiêu này, nhà quản trị mua hàng quyết định mua hàng hóa để sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường hay không. Đây cũng được coi là cơ sở dữ liệu quan trọng để các công ty đánh giá tổng lượng dư hàng hóa, giá cả hàng hóa. Từ đó, đưa ra quyết định có nên sản xuất mặt hàng đó hay không dựa trên tổng số lượng mặt hàng đã đặt qua đơn hàng.

PMI là “trợ thủ đắc lực” giúp các nhà quản lý mua hàng và kiểm kê xác định số lượng. Chỉ số này sẽ giúp các công ty hoàn thành đơn đặt hàng bằng cách khớp với hàng tồn kho của sản phẩm, chẳng hạn như hàng tồn kho sản phẩm và số lượng bổ sung. Công việc đảm bảo hoạt động kinh doanh cho tháng tiếp theo hoặc đơn hàng tiếp theo.

4.3. Tác động đến các đơn vị cung ứng

Các nhà cung cấp hàng hóa dựa vào PMI để dự đoán nhu cầu thị trườn, cung cấp chiến lược, điều chỉnh giá của để phù hợp với thị trường.

Ví dụ, nếu số lượng đơn đặt hàng tăng lên và nhu cầu về hàng hóa tăng lên, nhà cung cấp có thể xem xét tăng giá sản phẩm, dẫn đến giá cao hơn cho các nhà cung cấp nguyên vật liệu. Ngược lại, số lượng đặt hàng giảm sẽ hạn chế nhu cầu đối với hàng hóa, cho phép các nhà cung cấp chấp nhận giảm giá, dẫn đến giảm giá cho các nhà cung cấp nguyên vật liệu.

5. Ưu và nhược điểm của Chỉ số PMI

5.1. Ưu điểm:

- Độ chính xác rất cao do dữ liệu đến từ nguồn thực.

- Dựa vào chỉ số PMI, chúng ta có thể hiểu được tình hình kinh tế như thế nào và các doanh nghiệp sản xuất cần có những điều chỉnh gì.

5.2. Nhược điểm:

- Phạm vi phản xạ không rộng lắm. Chỉ số này chỉ có thể phản ánh trình độ sản xuất chứ không thể bao quát toàn bộ lực lượng lao động trong lĩnh vực này.

- Kết quả PMI dựa trên nghiên cứu nội bộ và có thể là phản ánh một cách chủ quan và chưa chính xác tuyệt đối với thực tế hoạt động doanh nghiệp. Do vậy chỉ là chỉ số tham khảo để doanh nghiệp góp phần xem xét cùng các yếu tố khác trước khi đưa ra quyết định đầu tư kinh doanh, thu mua hàng hóa của mình.

6. Những chú ý khi phân tích

Nhận xét: Những thời điểm mà chỉ số PMI dưới 50 điểm thì thị trường có tỷ suất sinh lời âm trong tháng đó. Ngược lại, khi triển vọng thị trường tăng lên (PMI tăng hơn 50 điểm) thị trường phản ánh tích cực hơn.

Chú ý:

  • Báo cáo của PMI được SP Global công bố vào ngày đầu tiên của mỗi tháng trên website: pmi.spglobal.com
  • Khi công bố chú ý các thông tin bên trong của chỉ số được đề cập.
  • Hiện tại, tại Việt Nam chỉ số PMI chưa thật sự quan trọng đối với nhiều nhà đầu tư tuy nhiên tại những nước phát triển khác như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, chỉ số PMI được xem là tiêu chuẩn quan trọng cho hoạt động đầu tư.

Cùng FinSuccess tìm hiểu thêm về một loại chỉ số kinh tế khác, hay còn gọi là Chỉ số công nghiệp IIP ở bài viết sau nhé!

Vũ Thành Huy
Investment Analyst
Vũ Thành Huy

"Không có cổ phiếu nào gọi là nên hay không nên đầu tư. Tỉ trọng và thời điểm điều tiết được rủi ro. Một doanh nghiệp tốt chưa chắc là một khoản đầu tư tốt."


Có thể bạn quan tâm
Thống kê tình hình kinh tế xã hội tháng 12 và năm 2024

Thống kê tình hình kinh tế xã hội tháng 12 và năm 2024

Phân tích vĩ mô 2025-01-07 09:41

Cùng nhìn lại năm 2024 với tình hình kinh tế – xã hội duy trì xu hướng tích cực, kinh tế vĩ mô ổn đị...

Bài 1.17: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI

Bài 1.17: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI

Phân tích vĩ mô 2023-05-22 16:44

Trong việc phân tích hệ thống tài chính của một quốc gia, chúng ta cần chú ý tới các yếu tố quan trọ...

Bài 1.16: Dự trữ ngoại hối là gì?

Bài 1.16: Dự trữ ngoại hối là gì?

Phân tích vĩ mô 2023-05-22 16:41

Trong việc phân tích hệ thống tài chính của một quốc gia, chúng ta cần chú ý tới các yếu tố quan trọ...

Bài 1.15: Cán cân thanh toán là gì? Các tài khoản trong cán cân thanh toán

Bài 1.15: Cán cân thanh toán là gì? Các tài khoản trong cán cân thanh toán

Phân tích vĩ mô 2023-05-22 16:25

Trong việc phân tích hệ thống tài chính của một quốc gia, chúng ta cần chú ý tới các yếu tố quan trọ...

Bài 1.14: Tỷ giá là gì? Các chế độ tỷ giá

Bài 1.14: Tỷ giá là gì? Các chế độ tỷ giá

Phân tích vĩ mô 2023-05-22 16:12

Trong việc phân tích hệ thống tài chính của một quốc gia, chúng ta cần chú ý tới các yếu tố quan trọ...

Bài 1.13: Chính sách tiền tệ là gì? Các công cụ điều hành Chính sách tiền tệ

Bài 1.13: Chính sách tiền tệ là gì? Các công cụ điều hành Chính sách tiền tệ

Phân tích vĩ mô 2023-05-22 16:01

Trong việc phân tích hệ thống tài chính của một quốc gia, chúng ta cần chú ý tới các yếu tố quan trọ...

Bài 1.12: Tăng trưởng huy động là gì?

Bài 1.12: Tăng trưởng huy động là gì?

Phân tích vĩ mô 2023-05-22 15:51

Trong việc phân tích hệ thống tài chính của một quốc gia, chúng ta cần chú ý tới các yếu tố quan trọ...

Bài 1.11: Tăng trưởng tín dụng là gì?

Bài 1.11: Tăng trưởng tín dụng là gì?

Phân tích vĩ mô 2023-05-22 15:43

Trong việc phân tích hệ thống tài chính của một quốc gia, chúng ta cần chú ý tới các yếu tố quan trọ...

Bài 1.10: Lãi suất là gì? Các loại lãi suất

Bài 1.10: Lãi suất là gì? Các loại lãi suất

Phân tích vĩ mô 2023-05-22 14:49

Trong việc phân tích hệ thống tài chính của một quốc gia, chúng ta cần chú ý tới các yếu tố quan trọ...

Bài 1.9: Tình hình hoạt động doanh nghiệp

Bài 1.9: Tình hình hoạt động doanh nghiệp

Phân tích vĩ mô 2023-05-22 11:26

Trong việc phân tích sức khỏe của một nền kinh tế, chúng ta cần chú ý tới các chỉ số kinh tế quan tr...

Bài 1.8: Chỉ số công nghiệp IIP

Bài 1.8: Chỉ số công nghiệp IIP

Phân tích vĩ mô 2023-05-22 11:21

Trong việc phân tích sức khỏe của một nền kinh tế, chúng ta cần chú ý tới các chỉ số kinh tế quan tr...

Bài 1.6: Phân tích hoạt động xuất khẩu

Bài 1.6: Phân tích hoạt động xuất khẩu

Phân tích vĩ mô 2023-05-22 10:59

Trong việc phân tích sức khỏe của một nền kinh tế, chúng ta cần chú ý tới các chỉ số kinh tế quan tr...

Bài 1.5: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ

Bài 1.5: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ

Phân tích vĩ mô 2023-05-19 16:47

Trong việc phân tích sức khỏe của một nền kinh tế, chúng ta cần chú ý tới các chỉ số kinh tế quan tr...

Bài 1.4: Lạm phát và chỉ số lạm phát CPI

Bài 1.4: Lạm phát và chỉ số lạm phát CPI

Phân tích vĩ mô 2023-05-19 16:41

Trong việc phân tích sức khỏe của một nền kinh tế, chúng ta cần chú ý tới các chỉ số kinh tế quan tr...

Bài 1.3: Chỉ số GDP và tăng trưởng GDP

Bài 1.3: Chỉ số GDP và tăng trưởng GDP

Phân tích vĩ mô 2023-05-19 16:31

Trong việc phân tích sức khỏe của một nền kinh tế, chúng ta cần chú ý tới các chỉ số kinh tế quan tr...

Bài 1.2: Phân tích vĩ mô Thế giới và Việt Nam

Bài 1.2: Phân tích vĩ mô Thế giới và Việt Nam

Phân tích vĩ mô 2023-05-18 16:28

Việc phân tích bối cảnh vĩ mô là vô cùng quan trọng, một nền kinh tế trong giai đoạn phát triển sẽ g...

Bài 1.18: Hiểu về chu kì kinh tế và phân bổ tài sản

Bài 1.18: Hiểu về chu kì kinh tế và phân bổ tài sản

Phân tích vĩ mô 2023-05-18 15:48

Chu kỳ kinh tế là gì? Thị trường kinh tế luôn luôn biến động qua thời gian, sẽ có giai đoạn tăng trư...

Bài 1.1: Phương pháp phân tích Top Down và Bottom Up

Bài 1.1: Phương pháp phân tích Top Down và Bottom Up

Phân tích vĩ mô 2023-05-02 23:52

Trong phương pháp phân tích cơ bản để lựa chọn ra những cơ hội đầu tư sinh lời trên thị trường chứng...