1. Khái niệm tăng trưởng tín dụng
Tăng trưởng tín dụng là tỷ lệ gia tăng (%) lượng tiền của cá nhân hay tổ chức vay từ năm này qua năm khác.
Tăng trưởng GDP phụ thuộc vào ba nhân tố chính: vốn, lao động, và năng suất nhân tố tổng hợp (TFP). Trong đó, vốn và TFP chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu đóng góp. Trong ngắn hạn, tín dụng vẫn đóng vai trò quyết định để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Theo nhiều nghiên cứu, tại các nền kinh tế mới nổi như Việt Nam, tăng trưởng tín dụng có tác động lớn đến tăng trưởng GDP. Muốn có mức tăng 1% GDP tín dụng phải tăng trưởng khoảng 2-3%, vì vậy để GDP tăng 6,7%, tín dụng phải tăng trưởng 18- 20%.
Tuy nhiên, tăng trưởng GDP cần phải song hành với việc kiểm soát lạm phát và duy trì sự ổn định của các yếu tố vĩ mô khác. Nếu không, sự gia tăng tín dụng có thể gây ra những hệ quả tiêu cực, chẳng hạn như bong bóng tài sản hoặc gia tăng nợ xấu trong hệ thống ngân hàng.
Tỷ trọng các ngành phụ thuộc hoạt động tín dụng lớn nhất: BĐS (21.46%), Sản xuất kinh doanh (70-80%), Vay tiêu dùng và chứng khoán (5%)
2. Những chú ý phân tích
Việc tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế nói chung và từng NHTM nói riêng sẽ do NNHN quyết định, những yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng:
- Thứ nhất, khả năng phục hồi của doanh nghiệp (DN) trong điều kiện thị trường hiện nay như thế nào
- Thứ hai, xử lý nợ xấu
- Thứ ba, triển vọng giảm lãi suất nếu được mới kích thích các DN đầu tư mới.
Cùng FinSuccess tìm hiểu các yếu tố khác tác động thị trường tài chính ở bài viết sau ở ĐÂY nhé!