Liên hệ với chúng tôi Contact Us

Bài 1.3: Chỉ số GDP và tăng trưởng GDP

Trong việc phân tích sức khỏe của một nền kinh tế, chúng ta cần chú ý tới các chỉ số kinh tế quan trọng của nó. Cùng FinSuccess đi tìm hiểu về chỉ số GDP là gì nhé!

1. Khái niệm

Trong kinh tế học, GDP (Gross Domestic Product) là tổng sản phẩm nội địa, tức tổng sản phẩm quốc nội hay nói cách khác, GDP là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ nhất định trong một thời kỳ nhất định.

2. Phân loại chỉ số

GDP bình quân đầu người

GDP bình quân đầu người là chỉ tiêu tính dựa trên kết quả sản xuất kinh doanh của bình quân trên đầu người trong một năm. GDP bình quân đầu người của một quốc gia tại một thời điểm được tính bằng cách lấy số liệu GDP của quốc gia chia cho tổng số dân của quốc gia đó.

Chỉ số GDP bình quân đầu người tỷ lệ thuận với mức thu nhập, đời sống của người dân ở quốc gia đó. Tuy nhiên cũng nói thêm, quốc gia có chỉ số GDP cao chưa chắc đã có mức sống cao.

GDP danh nghĩa

GDP danh nghĩa hay Nominal Gross Domestic Product là một chi tiêu phản ánh tổng sản phẩm quốc nội GDP, và được tính theo giá thị trường hiện nay. GDP danh nghĩa là chỉ tiêu thể hiện rõ sự thay đổi giá do lạm phát cũng như tốc độ tăng giá của kinh tế nước đó. Trường hợp tất cả mức giá cùng có xu hướng tăng hoặc cùng giảm thì đồng nghĩa GDP danh nghĩa sẽ lớn hơn.

GDP thực tế

GDP thực tế là chỉ tiêu dựa trên tổng sản phẩm, dịch vụ trong nước đã điều chỉnh theo tốc độ lạm phát lạm phát. Trường hợp lạm phát dương, GDP thực tế sẽ thấp hơn GDP danh nghĩa vì GDP thực tế bằng tỉ lệ giữa GDP danh nghĩa và hệ số giảm phát GDP.

GDP xanh

GDP xanh là một khái niệm mới và chưa được định nghĩa chính thức. Có thể hiểu GDP xanh là phần GDP còn lại sau khi đã khấu trừ các chi phí cần thiết để phục hồi môi trường do quá trình sản xuất gây ra.

3. Cách tính chỉ số 

Phương pháp chi tiêu

Xét về góc độ sử dụng hay chi tiêu, GDP bao gồm tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình, tiêu dùng cuối cùng của chính phủ, tích lũy tài sản và chênh lệch xuất – nhập khẩu của một đất nước.

GDP = C + I + G + NX

Trong đó:

  • C: Tổng giá trị tiêu dùng cho sản phẩm và dịch vụ của các hộ gia đình trong quốc gia đó
  • I: Tổng vốn đầu tư của doanh nghiệp trong nước ( đầu tư TSCĐ và tồn kho)
  • G: Tổng giá trị chi tiêu của chính phủ
  • NX: Giá trị xuất khẩu ròng

Phương pháp thu nhập

Xét về góc độ thu nhập, GDP gồm thu nhập của người lao động, thuế sản xuất, khấu hao tài sản cố định dùng cho sản xuất và giá trị thặng dư sản xuất trong kỳ của một đất nước.

GDP = W + R + I + Pr + Ti + De

Trong đó:

  • W: Tiền lương
  • R: Tiền thuê
  • I: Tiền lãi
  • Pr: Lợi nhuận
  • Ti: Các khoản thuế dịch vụ, hàng hóa bán trên thị trường và trợ cấp của chính phủ cho sản xuất (thuế gián thu ròng).
  • De: Khấu hao tài sản cố định

Phương pháp giá trị gia tăng (phương pháp sản xuất)

Xét về góc độ sản xuất, tổng sản phẩm quốc nội chính là tổng tất cả giá trị gia tăng của nền kinh tế một nước trong một thời gian nhất định.

GDP = Giá trị tăng thêm + Thuế nhập khẩu

Trong đó, giá trị tăng thêm của từng ngành kinh tế có thể là thu nhập của người sản xuất, tiền công, bảo hiểm, khấu hao tài sản cố định, thuế sản xuất, giá trị thặng dư…

Tăng trưởng GDP Việt Nam

4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số

Chỉ số kinh tế GDP chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố khác nhau của nền kinh tế quốc gia đó. Nhưng trong đó, có 3 yếu tố chính ảnh hưởng quan trọng đến chỉ số GDP đó là:

Yếu tố dân số

Yếu tố dân số được xem là yếu tố ảnh hưởng quan trọng, không thể tách rời đến GDP. Bởi đây là nguồn cung cấp lao động tạo ra cải vật chất, tinh thần, và cũng là đối tượng tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ được tạo ra. Vì thế yếu tố dân số giúp bạn có thể dễ dàng tính toán GDP bình quân đầu người trên một lãnh thổ ở một thời điểm nhất định. 

Yếu tố FDI

Với tên tiếng Anh là Foreign Direct Investment, FDI là chỉ số phản ánh mức độ đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đây là một hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân, tổ chức nước này vào nước khác, FDI là một nhân tố then chốt trong quá trình sản xuất bởi nó bao gồm tiền bạc, vật chất, phương tiện sản xuất, cơ sở hạ tầng, hoạt động xã hội liên quan,… 

Yếu tố lạm phát

Lạm phát là thuật ngữ chỉ sự tăng mức giá chung liên tục của hàng hóa, dịch vụ theo thời gian, điều này khiến giá trị của một loại tiền tệ nào đó bị mất giá đáng kể. Do vậy lạm phát luôn là vấn đề được quan tâm ở lĩnh vực kinh tế.

Nếu quốc gia muốn tăng trưởng nhanh, với mức độ cao thì cần khống chế lạm phát ở mức độ nhất định. Vì khi lạm phát tăng cao sẽ làm ngộ nhận về sự tăng trưởng GDP gây ra khủng hoảng kinh tế.

5. Ý nghĩa về chỉ số và những điều cần chú ý

  • Thể hiện sự thịnh vượng và phát triển của một quốc gia. Cần chú ý tăng trưởng GDP qua các năm để đánh giá tiềm năng tăng trưởng kinh tế (thực tế so với kế hoạch, so với cùng kỳ…).
  • Khi đánh giá tăng trưởng GDP, cần bóc tách thành phần cấu thành để xem đối tượng hay ngành nghề bên trong thay đổi như thế nào
  • Ngoài ra, nên phân tích các biến số kinh tế tác động đến GDP, đặc biệt là các yếu tố tác động đến cung cầu kinh tế.

Tăng trưởng GDP

Tổng cầu

Tổng cung

  • Tổng mức bán lẻ hàng hóa
  • Chỉ số PMI
  • Hoạt động xuất nhập khẩu
  • Chỉ số IIP
 
  • Tình hình hoạt động các doanh nghiệp

Cùng FinSuccess tìm hiểu thêm về các chỉ số tài chính vĩ mô khác tại đây nhé:

Chỉ số PMI là gì?

Chỉ số công nghiệp IIP

Vũ Thành Huy
Investment Analyst
Vũ Thành Huy

"Không có cổ phiếu nào gọi là nên hay không nên đầu tư. Tỉ trọng và thời điểm điều tiết được rủi ro. Một doanh nghiệp tốt chưa chắc là một khoản đầu tư tốt."


Có thể bạn quan tâm
Bài 1.17: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI

Bài 1.17: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI

Phân tích vĩ mô 2023-05-22 16:44

Trong việc phân tích hệ thống tài chính của một quốc gia, chúng ta cần chú ý tới các yếu tố quan trọ...

Bài 1.16: Dự trữ ngoại hối là gì?

Bài 1.16: Dự trữ ngoại hối là gì?

Phân tích vĩ mô 2023-05-22 16:41

Trong việc phân tích hệ thống tài chính của một quốc gia, chúng ta cần chú ý tới các yếu tố quan trọ...

Bài 1.15: Cán cân thanh toán là gì? Các tài khoản trong cán cân thanh toán

Bài 1.15: Cán cân thanh toán là gì? Các tài khoản trong cán cân thanh toán

Phân tích vĩ mô 2023-05-22 16:25

Trong việc phân tích hệ thống tài chính của một quốc gia, chúng ta cần chú ý tới các yếu tố quan trọ...

Bài 1.14: Tỷ giá là gì? Các chế độ tỷ giá

Bài 1.14: Tỷ giá là gì? Các chế độ tỷ giá

Phân tích vĩ mô 2023-05-22 16:12

Trong việc phân tích hệ thống tài chính của một quốc gia, chúng ta cần chú ý tới các yếu tố quan trọ...

Bài 1.13: Chính sách tiền tệ là gì? Các công cụ điều hành Chính sách tiền tệ

Bài 1.13: Chính sách tiền tệ là gì? Các công cụ điều hành Chính sách tiền tệ

Phân tích vĩ mô 2023-05-22 16:01

Trong việc phân tích hệ thống tài chính của một quốc gia, chúng ta cần chú ý tới các yếu tố quan trọ...

Bài 1.12: Tăng trưởng huy động là gì?

Bài 1.12: Tăng trưởng huy động là gì?

Phân tích vĩ mô 2023-05-22 15:51

Trong việc phân tích hệ thống tài chính của một quốc gia, chúng ta cần chú ý tới các yếu tố quan trọ...

Bài 1.11: Tăng trưởng tín dụng là gì?

Bài 1.11: Tăng trưởng tín dụng là gì?

Phân tích vĩ mô 2023-05-22 15:43

Trong việc phân tích hệ thống tài chính của một quốc gia, chúng ta cần chú ý tới các yếu tố quan trọ...

Bài 1.10: Lãi suất là gì? Các loại lãi suất

Bài 1.10: Lãi suất là gì? Các loại lãi suất

Phân tích vĩ mô 2023-05-22 14:49

Trong việc phân tích hệ thống tài chính của một quốc gia, chúng ta cần chú ý tới các yếu tố quan trọ...

Bài 1.9: Tình hình hoạt động doanh nghiệp

Bài 1.9: Tình hình hoạt động doanh nghiệp

Phân tích vĩ mô 2023-05-22 11:26

Trong việc phân tích sức khỏe của một nền kinh tế, chúng ta cần chú ý tới các chỉ số kinh tế quan tr...

Bài 1.8: Chỉ số công nghiệp IIP

Bài 1.8: Chỉ số công nghiệp IIP

Phân tích vĩ mô 2023-05-22 11:21

Trong việc phân tích sức khỏe của một nền kinh tế, chúng ta cần chú ý tới các chỉ số kinh tế quan tr...

Bài 1.7: Chỉ số PMI là gì?

Bài 1.7: Chỉ số PMI là gì?

Phân tích vĩ mô 2023-05-22 11:11

Chỉ số quản lý thu mua PMI (Purchasing Managers Index) là một chỉ số đánh giá hiệu quả kinh tế của n...

Bài 1.6: Phân tích hoạt động xuất khẩu

Bài 1.6: Phân tích hoạt động xuất khẩu

Phân tích vĩ mô 2023-05-22 10:59

Trong việc phân tích sức khỏe của một nền kinh tế, chúng ta cần chú ý tới các chỉ số kinh tế quan tr...

Bài 1.5: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ

Bài 1.5: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ

Phân tích vĩ mô 2023-05-19 16:47

Trong việc phân tích sức khỏe của một nền kinh tế, chúng ta cần chú ý tới các chỉ số kinh tế quan tr...

Bài 1.4: Lạm phát và chỉ số lạm phát CPI

Bài 1.4: Lạm phát và chỉ số lạm phát CPI

Phân tích vĩ mô 2023-05-19 16:41

Trong việc phân tích sức khỏe của một nền kinh tế, chúng ta cần chú ý tới các chỉ số kinh tế quan tr...

Bài 1.2: Phân tích vĩ mô Thế giới và Việt Nam

Bài 1.2: Phân tích vĩ mô Thế giới và Việt Nam

Phân tích vĩ mô 2023-05-18 16:28

Việc phân tích bối cảnh vĩ mô là vô cùng quan trọng, một nền kinh tế trong giai đoạn phát triển sẽ g...

Bài 1.18: Hiểu về chu kì kinh tế và phân bổ tài sản

Bài 1.18: Hiểu về chu kì kinh tế và phân bổ tài sản

Phân tích vĩ mô 2023-05-18 15:48

Chu kỳ kinh tế là gì? Thị trường kinh tế luôn luôn biến động qua thời gian, sẽ có giai đoạn tăng trư...

Bài 1.1: Phương pháp phân tích Top Down và Bottom Up

Bài 1.1: Phương pháp phân tích Top Down và Bottom Up

Phân tích vĩ mô 2023-05-02 23:52

Trong phương pháp phân tích cơ bản để lựa chọn ra những cơ hội đầu tư sinh lời trên thị trường chứng...