1. Khái niệm
Lạm phát được định nghĩa là sự gia tăng liên tục trong mức giá chung. Điều này không nhất thiết có nghĩa giá cả của mọi hàng hóa và dịch vụ đồng thời phải tăng lên theo cùng một tỷ lệ, mà chỉ cần mức giá trung bình tăng lên. Lạm phát vẫn có thể xảy ra khi giá của một số hàng hóa giảm, nhưng giá cả của các hàng hóa và dịch vụ khác tăng đủ mạnh.
Lạm phát cũng có thể được định nghĩa là sự suy giảm sức mua của đồng tiền. Trong bối cảnh lạm phát, một đơn vị tiền tệ mua được ngày càng ít đơn vị hàng hóa và dịch vụ hơn. Hay nói một cách khác, trong bối cảnh lạm phát, Mọi người phải chi ngày càng nhiều tiền hơn để mua một giỏ hàng hóa và dịch vụ nhất định.
Lạm phát thường được đo lường bằng chỉ số CPI (Consumer Price Index). Nhà nước sẽ xây dựng một rổ hàng hóa thông qua điều tra, sẽ xác định lượng hàng hoá, dịch vụ tiêu biểu mà một người tiêu dùng điển hình của nước đó. Ở Việt Nam, Tổng số mặt hàng đại diện trong “rổ” hàng hóa thời kỳ 2020-2025 là 754 mặt hàng (tăng 100 mặt hàng so với “rổ” hàng hoá kì trước).
2. Phân loại
- Lạm phát vừa phải: Lạm phát vừa phải được đặc trưng bởi mức giá tăng chậm và nhìn chung có thể dự đoán trước được vì tương đối ổn định. Đối với các nước đang phát triển lạm phát ở mức một con số thường được coi là vừa phải. Đó là mức lạm phát mà bình thường nền kinh tế trải qua và ít gây tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Trong bối cảnh đó, mọi người vẫn sẵn sàng giữ tiền để thực hiện giao dịch và kì các hợp đồng dài hạn tính bằng tiền vì họ tin rằng giá và chi phí của hàng hóa mà họ mua và bán sẽ không đi chệch quá xa.
- Lạm phát phi mã: Lạm phát trong phạm vi hai hoặc ba con số một năm thường được gọi là lạm phát phi mã. Nhìn chung lạm phát phi mã được duy trì trong thời gian dài sẽ gây ra những biến dạng kinh tế nghiêm trọng. Trong bối cảnh đó, đồng tiền bị mất giá rất nhanh, cho nên mọi người chỉ giữ lượng tiền tối thiểu vừa đủ cho các giao dịch hàng ngày. Mọi người có xu hướng tích trữ hàng hóa, mua bất động sản và chuyển sang sử dụng vàng hoặc các ngoại tệ mạnh hay hàng hóa để làm phương tiện thanh toán cho các giao dịch có giá trị lớn và tích lũy của cải.
- Siêu lạm phát: Siêu lạm phát là trường hợp lạm phát đặc biệt cao. Định nghĩa cổ điển về siêu lạm phát do nhà kinh tế người Mỹ Phillip Cagan đưa ra là mức lạm phát hàng tháng từ 50% trở lên. Đặc điểm chung của mọi cuộc siêu lạm phát là sự gia tăng quá mức trong cung tiền, điều này thường bắt nguồn từ sự cần thiết phải tài trợ cho thâm hụt ngân sách quá lớn.
Ví dụ: Một trường hợp được ghi nhận chi tiết về siêu lạm phát là nước Đức sau Chiến tranh Thế giới thứ Nhất. Giá một tờ báo đã tăng từ 0,3 mác vào tháng 1 năm 1921 lên đến 70.000.000 mác chỉ trong chưa đầy hai năm sau. Giá cả của các thứ khác cũng tăng với tốc độ tương tự. Từ tháng Giêng năm 1922 đến tháng 11 năm 1923, chỉ số giá đã tăng từ 1 lên 10.000.000.000. Cuộc siêu lạm phát ở Đức có tác động tiêu cực tới nền kinh tế Đức.
3. Cách tính chỉ số lạm phát CPI
Để đo lường mức độ lạm phát mà nền kinh tế trải qua trong một thời kỳ nhất định, các nhà thống kê kinh tế sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ lạm phát được tính bằng phần trăm thay đổi của mức giá chung. Tỷ lệ lạm phát cho thời kỳ t được tính theo công thức sau:
Trong đó:
CPIt1: Chỉ số giá một rổ hàng hóa thời kì t
CPIt0: Chỉ số giá một rổ hàng hóa thời kì t-1
4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số
Nguyên nhân gây ra lạm phát:
- Lạm phát cầu kéo: Do nhu cầu tiêu dùng gia tăng
- Lạm phát chi phí đẩy: chi phí đầu vào vào gia tăng làm giảm nguồn cung hàng hóa (chi phí cao khiến ít doanh nghiệp ít sản xuất hơn). Có 3 chi phí chính: Tiền lương, thuế gián thu và nguyên vật liệu
- Lạm phát ỳ: Hàng năm, mức giá tăng lên theo một tỷ lệ khá ổn định. Nguyên dân là do kỳ vọng về lạm phát, mọi người đã biết trước và tính đến khi thỏa thuận về các biến danh nghĩa được thanh toán trong tương lai. Ví dụ tất cả các thực thể đều kỳ vọng lạm phát xảy ra mỗi năm, nên nhà cung cấp cũng tăng giá bán, người lao động cũng muốn tăng lương, doanh nghiệp cũng tăng giá bán gây ra lạm phát. Và vòng luẩn quẩn ấy lại lặp lại.
5. Các chú ý khi phân tích
- Theo dõi xem lạm phát có duy trì ở mức ổn định và đạt so với kế hoạch hay không. Lạm phát ở mức vừa phải là tốt vì sẽ kích thích tạo động lực cho nền kinh tế.
- Lạm phát ảnh hưởng gián tiếp đến thị trường chứng khoán thông qua tác động đến tình hình sản xuất hàng hoá, dịch vụ của các doanh nghiệp khi (1) giá nguyên vật liệu đầu vào gia tăng, (2) rủi ro chi phí lãi vay gia tăng khi chính sách thắt chặt tiền tệ sẽ diễn để kiềm chế lạm phát, (3) sức mua giảm
- Lạm phát có thể tác động trực tiếp đến tâm lý nhà đầu tư và giá trị của các khoản đầu tư trên thị trường chứng khoán. Lạm phát tăng là một trong những biểu hiện bất ổn của nền kinh tế.
Cùng FinSuccess tìm hiểu thêm về các chỉ báo tài chính vĩ mô tại đây nhé: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ