Liên hệ với chúng tôi Contact Us

Bài 1.14: Tỷ giá là gì? Các chế độ tỷ giá

Trong việc phân tích hệ thống tài chính của một quốc gia, chúng ta cần chú ý tới các yếu tố quan trọng như lãi suất, tỉ giá, chính sách tiền tệ... Cùng FinSuccess đi tìm hiểu về Tỷ giá ở bài viết này nhé!

1. Khái niệ m

Tỷ giá là mức giá tại đó mà đồng tiền của một quốc gia có thể được quy đổi/chuyển nhượng qua một đơn vị tiền tệ của một quốc gia hay khu vực khác. Tỷ giá thể hiện mối quan hệ giữa hai đơn vị tiền tệ với nhau (ví dụ như tỷ giá giữa đồng VND/USD), và trên lý thuyết, tỷ giá là “giá của đồng ngoại tệ tính theo đơn vị nội tệ”. Về bản chất, tỷ giá bị ảnh hưởng bởi nguồn cung – cầu của ngoại tệ, hiểu được dòng chảy và cung cầu của ngoại tệ thì sẽ nắm bắt được tỷ giá. 

Các hoạt động mua bán trao đổi ngoại tệ được diễn ra trên “Thị trường ngoại hối”, về căn bản hoạt động trao đổi ngoại tệ sẽ bao gồm mua đồng tiền này và bán đồng tiền khác, sự trao đổi này diễn ra theo cặp (Ví dụ: USD/VND). 

Tỷ giá là mức giá tại đó mà đồng tiền của một quốc gia có thể được quy đổi/chuyển nhượng qua một đơn vị tiền tệ của một quốc gia hay khu vực khác

Khi tìm hiểu về tỷ giá, có một số yếu tố mà ta cần biết, vì nó sẽ tác động đến tỷ giá như: 

a. Cung cầu của ngoại tệ: Khi nhu cầu của một đơn vị tiền tệ nào đó (ở đây lấy ví dụ là đồng USD) tăng, có thể là do nhu cầu nhập khẩu hàng hóa làm tỷ giá tăng. Ngược lại, khi nguồn cung USD tăng (ví dụ như vốn FDI đổ vào Việt Nam nhiều hơn), giá trị của đồng USD sẽ giảm dẫn đến đồng VND sẽ có giá trị hơn so với USD.  Tỷ giá giảm.

b. Chênh lệch lạm phát giữa hai nước: Lạm phát ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị của đồng tiền, cũng như tỷ giá hối đoái. Trên lý thuyết, tỷ giá phản ánh sức mua của một đồng tiền này so với đồng tiền ngoại tệ khác.  Ví dụ: Nếu lạm phát ở Việt Nam cao hơn cao hơn Mỹ (nghĩa là VND đang mất giá nhiều hơn USD, sức mua của VND giảm so với USD), thì tỷ giá tăng, và ngược lại. 

c. Chênh lệch lãi suất giữa hai nước (trường hợp này chỉ có thể ứng dụng khi điều kiện kinh tế chính trị vĩ mô ổn định, khi đó dòng tiền từ nước ngoài mới có nhiều phương án di chuyển): Dòng tiền sẽ di chuyển từ các kênh có lãi suất thấp qua nơi có lãi suất cao. Thông thường để xác định lãi suất tại một nước là cao hay thấp, người ta sẽ so sánh nó với các mức lãi suất phổ biến như lãi suất đi vay trên thị trường liên ngân hàng như Singapore hay London. 

d. Cán cân thanh toán quốc tế: Phản ánh giá trị hàng hóa và dịch vụ mà một quốc gia đã xuất khẩu/nhập khẩu, và cả những khoản quốc gia đó đi vay – cho nước ngoài vay. Khi cán cân thanh toán thay đổi cũng làm thay đổi cầu ngoại tệ khiến tỷ giá thay đổi. (FinSuccess sẽ nói kỹ hơn ở phần dưới.

e. Các yếu tố vĩ mô chung khác: bao gồm các chính sách liên ngoại hối, nợ công, các sự kiện kinh tế - chính trị gây ảnh hưởng đến cung ứng toàn cầu dẫn đến tỷ giá biến động mạnh,…

2. Các chế độ tỷ giá

  • Chế độ tỷ giá cố định: Nhà nước sẽ công bố một mức tỷ giá mà sẽ không thay đổi giữa đồng nội tại và một ngoại tệ nào đó. Trong trường hợp cung cầu mất cân đối so với mức tỷ giá cố định, nhà nước sẽ đảm bảo mua vào/bán ra ngoại tệ sao cho cân bằng với mức tỷ giá cố định. 
  • Chế độ tỷ giá thả nổi tự do: cơ chế này trái ngược với tỷ giá cố định. Tỷ giá khi này sẽ được vận động dựa trên sự biến động cung cầu giữa các đơn vị tiền tệ trên thị trường ngoại hối, và NHTW sẽ không can thiệp. 
  • Chế độ tỷ giá linh hoạt có sự quản lý của nhà nước: đây như là sự kết hợp giữa hai chế độ trước đó (vẫn sẽ linh hoạt theo cung cầu của các đồng tiền, nhưng nhà nước sẽ can thiệp trong một số trường hợp cần thiết. Ngân hàng nhà nước sẽ đặt ra một mức biến động tỷ giá cho phép. Nếu tỷ giá biến động vượt mức giới hạn, ngân hàng nhà nước sẽ can thiệp như một người mua bán cuối cùng. Việt Nam đang sử dụng chế độ này.

3. Cần chú ý khi phân tích:

  • Việc điều chỉnh tăng tỷ giá sẽ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp có các khoản nợ nước ngoài khi phải thực hiện trích lập dự phòng rủi ro tỷ giá cuối năm. Nhưng cũng có lợi với các doanh nghiệp thu được tệ trực tiếp từ việc bán sản phẩm như dầu khí hay xuất khẩu
  • Bên cạnh những doanh nghiệp có khoản vay ngoại tệ, các doanh nghiệp phải nhập khẩu phần lớn nguyên vật liệu từ nước ngoài và chủ yếu phục vụ nhu cầu trong nước cũng chịu tác động từ việc thay đổi tỷ giá khi chi phí đầu vào gia tăng. Các doanh nghiệp thuộc một số nhóm ngành như vật liệu cơ bản (thép, nhựa), hàng tiêu dùng (sữa, bánh kẹo), công nghiệp (hóa chất, vận tải kinh doanh xăng dầu).

Tỷ giá USD/VND qua các năm

Cùng FinSuccess tìm hiểu các yếu tố khác tác động thị trường tài chính ở bài viết sau nhé!

Vũ Thành Huy
Investment Analyst
Vũ Thành Huy

"Không có cổ phiếu nào gọi là nên hay không nên đầu tư. Tỉ trọng và thời điểm điều tiết được rủi ro. Một doanh nghiệp tốt chưa chắc là một khoản đầu tư tốt."


Có thể bạn quan tâm
Bài 1.17: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI

Bài 1.17: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI

Phân tích vĩ mô 2023-05-22 16:44

Trong việc phân tích hệ thống tài chính của một quốc gia, chúng ta cần chú ý tới các yếu tố quan trọ...

Bài 1.16: Dự trữ ngoại hối là gì?

Bài 1.16: Dự trữ ngoại hối là gì?

Phân tích vĩ mô 2023-05-22 16:41

Trong việc phân tích hệ thống tài chính của một quốc gia, chúng ta cần chú ý tới các yếu tố quan trọ...

Bài 1.15: Cán cân thanh toán là gì? Các tài khoản trong cán cân thanh toán

Bài 1.15: Cán cân thanh toán là gì? Các tài khoản trong cán cân thanh toán

Phân tích vĩ mô 2023-05-22 16:25

Trong việc phân tích hệ thống tài chính của một quốc gia, chúng ta cần chú ý tới các yếu tố quan trọ...

Bài 1.13: Chính sách tiền tệ là gì? Các công cụ điều hành Chính sách tiền tệ

Bài 1.13: Chính sách tiền tệ là gì? Các công cụ điều hành Chính sách tiền tệ

Phân tích vĩ mô 2023-05-22 16:01

Trong việc phân tích hệ thống tài chính của một quốc gia, chúng ta cần chú ý tới các yếu tố quan trọ...

Bài 1.12: Tăng trưởng huy động là gì?

Bài 1.12: Tăng trưởng huy động là gì?

Phân tích vĩ mô 2023-05-22 15:51

Trong việc phân tích hệ thống tài chính của một quốc gia, chúng ta cần chú ý tới các yếu tố quan trọ...

Bài 1.11: Tăng trưởng tín dụng là gì?

Bài 1.11: Tăng trưởng tín dụng là gì?

Phân tích vĩ mô 2023-05-22 15:43

Trong việc phân tích hệ thống tài chính của một quốc gia, chúng ta cần chú ý tới các yếu tố quan trọ...

Bài 1.10: Lãi suất là gì? Các loại lãi suất

Bài 1.10: Lãi suất là gì? Các loại lãi suất

Phân tích vĩ mô 2023-05-22 14:49

Trong việc phân tích hệ thống tài chính của một quốc gia, chúng ta cần chú ý tới các yếu tố quan trọ...

Bài 1.9: Tình hình hoạt động doanh nghiệp

Bài 1.9: Tình hình hoạt động doanh nghiệp

Phân tích vĩ mô 2023-05-22 11:26

Trong việc phân tích sức khỏe của một nền kinh tế, chúng ta cần chú ý tới các chỉ số kinh tế quan tr...

Bài 1.8: Chỉ số công nghiệp IIP

Bài 1.8: Chỉ số công nghiệp IIP

Phân tích vĩ mô 2023-05-22 11:21

Trong việc phân tích sức khỏe của một nền kinh tế, chúng ta cần chú ý tới các chỉ số kinh tế quan tr...

Bài 1.7: Chỉ số PMI là gì?

Bài 1.7: Chỉ số PMI là gì?

Phân tích vĩ mô 2023-05-22 11:11

Chỉ số quản lý thu mua PMI (Purchasing Managers Index) là một chỉ số đánh giá hiệu quả kinh tế của n...

Bài 1.6: Phân tích hoạt động xuất khẩu

Bài 1.6: Phân tích hoạt động xuất khẩu

Phân tích vĩ mô 2023-05-22 10:59

Trong việc phân tích sức khỏe của một nền kinh tế, chúng ta cần chú ý tới các chỉ số kinh tế quan tr...

Bài 1.5: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ

Bài 1.5: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ

Phân tích vĩ mô 2023-05-19 16:47

Trong việc phân tích sức khỏe của một nền kinh tế, chúng ta cần chú ý tới các chỉ số kinh tế quan tr...

Bài 1.4: Lạm phát và chỉ số lạm phát CPI

Bài 1.4: Lạm phát và chỉ số lạm phát CPI

Phân tích vĩ mô 2023-05-19 16:41

Trong việc phân tích sức khỏe của một nền kinh tế, chúng ta cần chú ý tới các chỉ số kinh tế quan tr...

Bài 1.3: Chỉ số GDP và tăng trưởng GDP

Bài 1.3: Chỉ số GDP và tăng trưởng GDP

Phân tích vĩ mô 2023-05-19 16:31

Trong việc phân tích sức khỏe của một nền kinh tế, chúng ta cần chú ý tới các chỉ số kinh tế quan tr...

Bài 1.2: Phân tích vĩ mô Thế giới và Việt Nam

Bài 1.2: Phân tích vĩ mô Thế giới và Việt Nam

Phân tích vĩ mô 2023-05-18 16:28

Việc phân tích bối cảnh vĩ mô là vô cùng quan trọng, một nền kinh tế trong giai đoạn phát triển sẽ g...

Bài 1.18: Hiểu về chu kì kinh tế và phân bổ tài sản

Bài 1.18: Hiểu về chu kì kinh tế và phân bổ tài sản

Phân tích vĩ mô 2023-05-18 15:48

Chu kỳ kinh tế là gì? Thị trường kinh tế luôn luôn biến động qua thời gian, sẽ có giai đoạn tăng trư...

Bài 1.1: Phương pháp phân tích Top Down và Bottom Up

Bài 1.1: Phương pháp phân tích Top Down và Bottom Up

Phân tích vĩ mô 2023-05-02 23:52

Trong phương pháp phân tích cơ bản để lựa chọn ra những cơ hội đầu tư sinh lời trên thị trường chứng...