1. Không Nghiên Cứu Kỹ Càng
- Sai lầm: Dựa vào những tin đồn, “phím hàng” hoặc thông tin bề mặt sơ bộ để đầu tư.
- Giải pháp: Nghiên cứu kỹ lưỡng và hiểu rõ tài sản mà bạn đang đầu tư, bao gồm 1/ Tình hình kinh doanh; 2/ Tình hình tài chính; 3/ Quản trị công ty; 4/ Định giá như cách mà FinSuccess làm về công ty để đạt được hiệu suất an toàn và bền vững.
2. Thiếu Chiến Lược Rõ Ràng
- Sai lầm: Đầu tư mà không có kế hoạch hoặc mục tiêu cụ thể, ví dụ như nhiều nhà đầu tư chỉ quan tâm đến lợi nhuận ngắn hạn mà không xem xét khả năng tăng trưởng lâu dài.
- Giải pháp: Xây dựng chiến lược đầu tư dựa trên mục tiêu tài chính, khả năng chịu rủi ro và thời hạn đầu tư của bản thân (xây dựng chính sách đầu tư - IPS) có thể link vs bài viết IPS của mình trong phần “đầu tư cho người mới”.
Đọc thêm về Chính sách đầu tư (IPS) tại ĐÂY
3. Chạy Theo Xu Hướng Hoặc Tin Đồn
- Sai lầm: Nhiều nhà đầu tư mắc phải tâm lý FOMO (“Fear of Missing Out”), mua tài sản khi chúng đang “hot” mà không xem xét yếu tố cơ bản.
- Giải pháp: Tuân thủ chiến lược của bản thân, đầu tư với tư duy dài hạn và tránh các quyết định bốc đồng.
4. Phản Ứng Quá Mức Trước Biến Động Thị Trường
- Sai lầm: Quyết định mua hoặc bán dựa trên những biến động ngắn hạn của thị trường.
- Giải pháp: Giữ bình tĩnh và lý trí. Nhớ rằng thị trường có thể biến động, và điều quan trọng là tuân thủ kế hoạch và chiến lược ban đầu.
5. Không Xem Xét Rủi Ro Kỹ Lưỡng
- Sai lầm: Đầu tư với mức rủi ro quá lớn hoặc không đa dạng danh mục đầu tư, với mong muốn đạt được lợi nhuận nhanh chóng.
- Giải pháp: Đa dạng hóa danh mục đầu tư và hiểu rõ khả năng chịu rủi ro. Quản lý rủi ro hợp lý sẽ giúp tránh khỏi mất mát lớn.
6. Cố Gắng Dự Đoán Thị Trường (Market Timing)
- Sai lầm: Cố gắng mua thấp và bán cao bằng cách dự đoán biến động thị trường.
- Giải pháp: Tập trung vào đầu tư dài hạn thay vì cố gắng dự đoán thị trường. Sử dụng chiến lược trung bình giá mua (“dollar-cost averaging”) để giảm rủi ro.
Tìm đọc về "Chiến lược trung bình giá mua" tại đây.
7. Bỏ Qua Phí Và Thuế
- Sai lầm: Không căn nhắc đến các chi phí như phí quản lý đầu tư, thuế và phí giao dịch.
- Giải pháp: Nắm rõ các mức phí phải trả và hiểu rõ ảnh hưởng thuế. Ưu tiên các quỹ đầu tư phí thấp và chiến lược tối ưu về thuế (nếu uỷ thác đầu tư cho ai đó).
8. Không Tái Cân Bằng Danh Mục Đầu Tư
- Sai lầm: Để danh mục đầu tư bị lệch khỏi chiến lược ban đầu mà không điều chỉnh lại.
- Giải pháp: Thường xuyên xem xét và tái cân bằng danh mục đầu tư để đảm bảo phù hợp với mục tiêu và khả năng chịu rủi ro.
9. Đầu Tư Cảm Tính
- Sai lầm: Để những cảm xúc như sợ hãi và lòng tham chi phối quyết định đầu tư.
- Giải pháp: Tuân thủ kế hoạch, quyết định dựa trên nghiên cứu và lý trí thay vì cảm xúc.
10. Không Xem Xét Tầm Quan Trọng Của Lãi Kép
- Sai lầm: Không chọn cách đầu tư lâu dài để tận dụng sức mạnh của tăng trưởng lãi kép
- Giải pháp: Bắt đầu sớm và tái đầu tư lợi nhuận để hưởng lợi từ tăng trưởng lãi kép.
Kết luận
Bằng cách nhận biết và tránh những sai lầm này, bạn có thể cải thiện kết quả đầu tư và đạt được mục tiêu tài chính hiệu quả hơn.
Quý nhà đầu tư có thể tìm đọc thêm về "Đầu tư dài hạn" tại ĐÂY