I. Bài học thực tế
Hiệu suất đầu tư của FinSuccess đã có lúc giảm đến gần 20% vào đỉnh điểm thị trường ngày 08/04/2025 nhưng đã chính thức quay lại tăng trưởng 2 con số chỉ chưa đầy 1 tháng qua. FinSuccess không bán ra hết cổ phiếu trước và mua đúng ngay đáy mà dường như giữ tỷ trọng cổ phiếu quanh 90-100% trong giai đoạn khủng hoảng này (chỉ có tài cơ cấu một vài cổ phiếu qua lại, giữ tỷ trọng cổ phiếu). Do đó khi thị trường hồi phục, đồng thời những cổ phiếu cơ bản tốt theo tiêu chí đầu tư quality investing đã có mức quay lại nhanh và mạnh hơn, thậm chí vượt đỉnh trước thuế quan như BWE, TCB, MWG….đã giúp hiệu suất của FinSuccess quay lại rất tốt.
FinSuccess cũng quan sát nhiều khách hàng, cũng đã cố gắng timing và bán trước được vào ngày 03/04/2025 (sau 1 phiên giảm sàn ngày Trump công bố thuế quan) và NAV chỉ giảm quanh 7-8% tài sản, tránh được sau đó liên tiếp 3 phiên giảm rất mạnh, nhưng đến nay hiệu suất đầu tư vẫn không tốt, thậm chí còn chưa “về bờ”, do đó FinSuccess thấy lựa chọn thời điểm “timing” là vô cùng khó và luôn nắm giữ cổ phiếu tốt (stayed investing) là chiến lược tốt hơn. Từ bài học nhận ra trong diễn biến thị trường xảy ra trong 1 tháng qua, FinSuccess cũng có những nghiên cứu về việc chúng ta có nên cố gắng chọn thời điểm vào thị trường hay không?
II. Nghiên cứu của FinSuccess
1. Đầu tiên về chứng minh Timing cho câu "Sell in May and Go Away".
Bảng thống kê hiệu suất đầu tư của Mỹ từ năm 1950 đến 2025 với chiến lược nắm giữ (Buy and Hold) và Chiến lược bán trong Tháng 5 (Sell in May và Go Away) và mua lại từ tháng 11. Kết quả chiến lược Buy and Hold đã mang lại hiệu suất hơn 34.177%, trong khi hiệu suất theo chiến lược Timing lo ngại tháng 5 chỉ đạt được mức chỉ gần 1/3 so với Buy and Hold.
=> Do đó không chứng minh được bán trong tháng 5 sẽ tốt cho kết quả đầu tư của chúng ta, mà ngược lại còn mang lại hiệu suất kém hơn.
2. Chiến lược Timing khi lo ngại về suy thoái kinh tế Mỹ (Suy thoái kinh tế xảy ra khi GDP âm 2 quý liên tiếp) Theo thống kê của Charlie Bilello về suy thoái kinh tế và hiệu suất đầu tư cũng chứng minh rằng dựa vào Timing là khó ra sao và mang lại hiệu suất kém hơn so với Buy and Hold (hình 2):
- Nếu một nhà đầu tư bình thường nắm giữ (Buy and Hold), không quan tâm đến kinh tế suy thoái sẽ đạt mức tỷ suất trung bình của S&P 500 khoảng 11.5% từ năm 1934 đến 2024.
- Trường hợp thứ 1 nếu một nhà đầu tư cố gắng dự đoán (Timing) Bán ngay lúc kinh tế suy thoái (NBER sẽ chính thức công bố GDP 2 quý âm liên tục tại Mỹ và kinh tế Mỹ bước vào suy thoái) và sẽ mua lại khi kinh tế Mỹ thoát suy thoái (GDP quay lại tăng trưởng dương), hiệu suất đầu tư chỉ đạt được quanh 10.4%.
- Trường hợp thứ 2 nếu bán trước 1 năm ra thông báo suy thoái và mua sau đó 1 năm thì hiệu suất còn tệ hơn, chỉ quanh trung bình 9.0%.
- Trường hợp thứ 3, nếu giữ qua suy thoái và bán sau khi 6 tháng xảy ra suy thoái, mua lại khi 1 năm suy thoái kết thúc thì hiệu suất cũng chỉ đạt 8.0% Ngoài ra bảng thống kê trong (hình 3) cũng chỉ ra rằng, nếu chúng ta chờ NBER (Cục nghiên cứu kinh tế quốc gia Mỹ) thông báo suy thoái kết thúc để mua cổ phiếu, thì lúc đó dường như S&P 500 cũng đã tăng rất mạnh (trung bình quanh 61% trong 6 cuộc suy thoái gần đây). Do đó Buy and Hold và lựa chọn cổ phiếu tốt để Hold đúng là một chiến lược quan trọng và không tệ, Timing lúc nào cũng rất khó!