1. DCA là gì?
DCA (Dollar Cost Averaging) là một phương pháp đầu tư được sử dụng để giảm rủi ro liên quan đến biến động của thị trường. Theo phương pháp này, nhà đầu tư sẽ chia số tiền đầu tư thành nhiều khoản nhỏ và đầu tư định kỳ vào các khoản đầu tư cụ thể, bất kể giá trị của chúng.
Với DCA, bạn quyết định mua sôcôla trị giá 10 USD mỗi tuần, bất kể giá cả. Theo thời gian, bạn có thể mua nhiều hơn khi giá thấp và mua ít hơn khi giá cao. Điều này giúp bạn tránh được rủi ro mua hết sô-cô-la khi nó quá đắt.
2. Ví dụ về DCA:
Giả sử bạn quyết định đầu tư 100 USD mỗi tháng vào một cổ phiếu cụ thể. Do giá của tài sản biến động nên số lượng cổ phiếu bạn mua mỗi tháng sẽ thay đổi tùy theo giá tại thời điểm mua:
- Tháng 1: Giá cổ phiếu là 50$ → Mua 2 cổ phiếu
- Tháng 2: Giá cổ phiếu giảm xuống còn 25$ → Mua 4cp
- Tháng 3: Giá cổ phiếu tăng lên 100$ → Mua 1cp
Trong ba tháng, bạn đã đầu tư 300 USD và mua 7 cổ phiếu. Trong trường hợp này, chi phí trung bình trên mỗi cổ phiếu là khoảng 42,86 USD (300 USD/7 cổ phiếu), thấp hơn mức giá cao nhất ($100).
Điều này cho thấy DCA giúp giảm chi phí trung bình của bạn trong bối cảnh giá cổ phiếu biến động.
3. Đối tượng nào phù hợp sử dụng chiến lược DCA?
Với những ưu và nhược điểm nêu trên, chiến lược DCA phù hợp với những đối tượng sau:
Người có số vốn hạn chế nhưng dòng tiền đều: Đầu tư theo chiến lược DCA không yêu cầu số tiền đầu tư mỗi lần lớn. Bạn có thể tích lũy dần trong nhiều lần.
Người thích sự an toàn, ngại rủi ro, muốn đầu tư dài hạn: DCA sẽ là chiến lược phù hợp nhất cho những ai muốn đầu tư an toàn, hạn chế rủi ro, không yêu cầu lợi nhuận cao và đầu tư trung, dài hạn.
Người không theo dõi thị trường thường xuyên: Nếu bạn không thường xuyên theo dõi thị trường, không biết cách phân tích các thông tin đó để đưa ra quyết định đầu tư thì DCA là phương pháp đầu tư phù hợp với bạn.
4. Khi nào nên sử dụng DCA?
Biến động Thị Trường: DCA hoạt động hiệu quả trong các thị trường có biến động lớn vì nó giúp phân chia việc mua hàng theo thời gian, giảm nguy cơ mua ở mức giá cao nhất.
Mục Tiêu Dài Hạn: Phương pháp này phù hợp với những nhà đầu tư dài hạn muốn xây dựng tài sản một cách ổn định mà không cần phải đoán đúng thời điểm thị trường.
Giảm Đầu Tư Theo Cảm Xúc: DCA yêu cầu bạn tuân theo một kế hoạch đầu tư nhất quán, giúp giảm khả năng đưa ra quyết định đầu tư dựa trên cảm xúc khi thị trường biến động ngắn hạn.
5 .Khi nào không nên sử dụng DCA?
Thị Trường Tăng Trưởng: Nếu thị trường đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ, việc đầu tư một lần có thể mang lại lợi nhuận cao hơn, vì bạn sẽ sử dụng toàn bộ số tiền để đầu tư ngay lập tức.
Chi Phí Giao Dịch Cao: Với việc chia nhỏ vốn đầu tư thành nhiều lần, mỗi lần giao dịch sẽ phát sinh phí, dẫn đến tổng chi phí giao dịch cao hơn.
Bỏ lỡ Thời Điểm Đầu Tư Tuyệt Vời: DCA xác định trước thời điểm và số tiền đầu tư cho mỗi lần, không phụ thuộc vào diễn biến thị trường. Do đó, bạn có thể bỏ lỡ những thời điểm đầu tư có lợi nhất.
6. Các trường hợp đầu tư sử dụng DCA:
6.1 Trường hợp số cổ phiếu mua mới ít hơn số lượng mua cũ:
Mua lần 1: 100 XYZ giá 50.000đ
Mua lần 2: 50 XYZ giá 20.000đ
Giá DCA = (100*50.000 + 50*20.000)/150 = 40.000đ (giá hòa vốn).
6.2 Trường hợp số cổ phiếu mua mới bằng số lượng mua cũ:
Mua lần 1: 50 XYZ giá 50.000đ
Mua lần 2: 50 XYZ giá 20.000đ
Giá DCA = (50.000 +20.000)/2 = 35.000đ (giá hòa vốn).
6.3 Trường hợp số cổ phiếu mua mới nhiều hơn số lượng mua cũ:
Mua lần 1: 50 XYZ giá 50.000đ
Mua lần 2: 100 XYZ giá 20.000đ
Giá DCA = (50*50.000+100*20.000)/150 = 30.000đ (giá hòa vốn).
Như vậy, tùy số lượng mua mỗi lần mà cách tính DCA sẽ có sự khác biệt.
Xem thêm các bài học tài chính cá nhân từ các huyền thoại đầu tư thế giới cùng Finsuccess tại ĐÂY nhé. Đừng quên kinh nghiệm của người đi trước giúp chúng ta rút ngắn thời gian thất bại trong hành trình đầu tư.