Liên hệ với chúng tôi Contact Us

Bài 4.1: Tổng quan về phân tích tài chính (P1)

Phân tích tài chính là kỹ năng quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động doanh nghiệp cũng như nhìn thấy được xu hướng tăng trưởng từ những dữ liệu BCTC thu nhập trong quá khứ, từ đó làm căn cứ để dự báo triển vọng của doanh nghiệp.

I. Mục đích

Sau khi người đọc nắm được cái khái niệm trọng tâm về môi trường kinh doanh, mô hình hoạt động của doanh nghiệp, chiến lược kinh doanh,.. thì đến với phân tích tài chính, nhà đầu tư sẽ tiếp cận khía cạnh khác trong việc đánh giá doanh nghiệp thông qua các báo cáo tài chính. Đây là hoạt động cần thiết và quan trọng vì nắm được bức tranh tài chính sẽ trả lời được nhiều câu hỏi quan trọng như:

  • Liệu doanh nghiệp có đủ khả năng chi trả lãi vay trong bối cảnh lãi xuất tăng cao, lợi nhuận có bị ảnh hưởng ?
  • Giá vốn hàng bán giảm sẽ giúp biên gộp cải thiên như nào?
  • Doanh nghiệp có nên mở rộng HĐKD bằng cách tăng các khoản nợ hay phát hành thêm cổ phiểu?

Phân tích tài chính sẽ là công cụ hữu ích để phát hiện các vấn đề, dự báo và cung cấp các kết luận hữu, giảm bớt tính chủ quan khi phân tích những vấn đề mang tính chất định tính.

II. Một số phương pháp phân tích

Có rất nhiều phương pháp phân tích và công cụ để chuyển đổi dữ liệu từ báo cáo tài chính sang các định dạng khác nhau để tiện lợi cho việc phân tích, sau đây cùng Finsuccess tìm hiểu một số phương pháp.

1. Phân tích tỷ số (Ratio Analysis)

Tỷ số là một công cụ hữu ích trong việc mô tả mối quan hệ của các dữ liệu, thường được dùng để so sánh với chính bản thân doanh nghiệp hoặc so sánh với các doanh nghiệp khác. Công cụ này khá hữu ích trong việc xác định những vấn đề cần giải quyết hơn là trả lời những câu hỏi, một số vấn đề thường gặp khi sử dụng tỷ số phân tích doanh nghiệp điển hình như:

  • Liệu lợi nhuận công ty trong những năm tiếp theo sẽ như thế nào ?
  • Tại sao xu hướng hàng tồn kho lại tăng lên trong thời gian gần đây ?
  • So sánh tỷ suất sinh lợi của công ty với các đối thủ cùng ngành ?

Finsuccess

* Tuy nhiên phương pháp này tồn tại một số hạn chế:

  • Các tỷ số tài chính không thể sử dụng nếu chỉ có một dữ liệu độc lập. Thông tin chỉ hữu ích khi so sánh các dữ liệu quá khứ hoặc các công ty khác.
  • Việc so sánh với các công ty khác sẽ trở nên phức tạp hơn do sự khác nhau về phương pháp kế toán (Đặc biệt lĩnh vực tài chính – Bất động sản).
  • Khó tìm được doanh nghiệp có cùng mô hình kinh doanh để so sánh, thường xảy ra ở các doanh nghiệp đa ngành
  • Phân tích một tỷ số không thể giải quyết được toàn bộ vấn đề mà cần sự kết hợp nhiều yếu tố khác.
  • Xác định mục tiêu hoặc các doanh nghiệp để so sánh là không dễ, người dùng cần xác định khoảng giá trị mà mình có thế chấp nhận.

2. Phân tích theo tỷ trọng (Common Size Analysis)

Phương pháp này sẽ “đơn giản hóa” các BCTC giúp cho người đọc dễ dàng so sánh hiệu quả hoạt động của các công ty với nhau hoặc một công ty trong khoảng thời gian nhất định

  • Đối với bảng cân đối kế toán: Tất cả các khoản mục sẽ được trình bày dưới dạng tỷ lệ % trên Tổng Tài sản
  • Đối với báo cáo kết quả hoạt động: Tất cả các khoản mục sẽ được trình bày dưới dạng % trên Tổng Doanh thu

Finsuccess

Ví dụ hình trên là BCTC của của Tập đoàn Hòa Phát (2020 – 2022) đã được tỷ lệ hóa các khoản mục theo tổng tài sản. Ưu điểm phương pháp sẽ giúp người đọc dễ dàng đánh giá được đâu là các khoản mục trọng yếu và sự biến động các khoản mục theo thời gian. Một cách tổng quát thì tình hình tài sản ngắn và dài hạn của công ty có sự chuyển dịch trong giai đoạn 2020 – 2022 khi cơ cấu tài sản ngắn hạn có xu hướng tăng chủ yếu từ các khoản hàng tồn kho và khoản đầu tư ngắn hạn.

Finsuccess

Tương tự đối với báo cáo KQKD của HPG, tỷ trọng lãi gộp giảm mạnh về 12% do tỷ trọng giá vốn hàng bán tăng cao một cách bất thường. Các khoản chi phí tài chính năm 2022 và chi phí quản lý cũng tăng mạnh khiến lợi nhuận bị bào mòn.

3. Phân tích đồ họa (Graphical Analysis)

Ở phương pháp này các dữ liệu đầu vào sẽ được trực quan hóa dưới dạng các mẫu hình, biểu đồ cột, biểu đồ đường,… nhằm giúp người đọc dễ hình dung hơn.

Finsuccess

Ví dụ trên là biểu đồ cột tỷ trọng trái phiếu doanh nghiệp trên tài sản sinh lợi của các ngân hàng thương mại năm 2022. Tuy nhiên người sử dụng có thể kết hợp nhiều loại biểu đồ với nhau giúp dễ hình dung và phần trình bày cũng sinh động hơn.

Finsuccess

4. Phân tích hồi quy

Phân tích hồi quy là phương pháp được dùng để nhận dạng mối quan hệ giữa các biến với nhau và được thường được dùng để dự báo. Ví dụ người phân tích có thể dùng để chỉ ra mối quan hệ giữa biến chi phí bán hàng và doanh thu để dự báo cho các năm tiếp theo.

III. Các tỷ số thông dụng trong phân tích tài chính

Các tỷ số tài chính có thể được phân loại thành nhiều chỉ tiêu khác nhau và thường phụ thuộc vào dữ liệu đầu vào. Có một số loại chỉ tiêu mà nhà đầu tư và các nhà phân tích thường quan tâm gồm:

1.Tỷ số hiệu quả hoạt động 

Tỷ số hiệu quả hoạt động được dùng để đánh giá hiệu quả hoạt động của việc sử dụng tài sản của công ty, thông thường trong một nhóm chỉ tiêu sẽ bao gồm nhiều tỷ số khác nhau.

  1. 1.1 Vòng quay khoản phải thu

  2. Finsuccess

Vòng quay khoản phải thu phản ánh khả năng doanh nghiệp thu tiền từ khách hàng có hiệu quả hay không và số ngày phải thu cho biết thời gian trung bình để chuyển các khoản phải thu thành tiền. Khi phân tích vòng quay khoản phải thu (hay số ngày phải thu) cần phân tích sự thay đổi chỉ số này của doanh nghiệp qua thời gian, đồng thời so sánh với các doanh nghiệp trong ngành (tương quan với chính sách thu hồi công nợ).

Thông thường vòng quay khoản phải thu càng cao, số ngày phải thu càng thấp càng tốt. Tuy nhiên, trên thực tế, thời gian thu hồi công nợ ngắn có thể cung cấp những thông tin sau:

  • Chính sách tín dụng bán trả chậm cho khách hàng của doanh nghiệp quá khắt khe: Điều này sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, đặc biệt khi doanh nghiệp không phải là doanh nghiệp lớn.
  • Việc thu hồi công nợ của doanh nghiệp rất hiệu quả: tìm hiểu thêm về cách thức thu hồi công nợ của công ty.

  • Doanh nghiệp chỉ hoặc thường bán hàng trả ngay bằng tiền mặt: xem xét loại hình kinh doanh và phương thức bán hàng, mạng lưới phân phối của công ty.

1.2 Vòng quay hàng tồn kho

Finsuccess

Vòng quay HTK phản ánh số lần trung bình hàng tồn kho luân chuyển. Số ngày tồn kho cho biết doanh nghiệp lưu hàng tồn kho trong bao nhiêu ngày (gồm có nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm và hàng hoá). Thông thường vòng quay hàng tồn kho càng lớn, số ngày tồn kho càng nhỏ càng tốt. Để duy trì hoạt động kinh doanh thì hàng hoá cần phải trữ ở một số lượng cần thiết nào đó. Tuy nhiên, lưu giữ quá nhiều hàng tồn kho đồng nghĩa với việc vốn sử dụng kém hiệu quả (gây thiếu hụt vốn lưu động, phải tăng vay nợ để bù đắp, kéo theo gia tăng chi phí lãi vay).

Trong một số trường hợp, vòng quay HTK giảm không có nghĩa là hoạt động của doanh nghiệp kém đi, và ngược lại. Có những trường hợp vòng quay HTK giảm là do doanh nghiệp chủ động tăng dự trữ nhằm đáp ứng các nghĩa vụ hợp đồng, do tính mùa vụ hay một sự dự đoán giá nguyên liệu sắp tăng hoặc nhu cầu thị trường tăng tăng. Ngược lại, vòng quay hàng tồn kho có thể tăng do các nguyên nhân không thuận lợi như sự thu hẹp quy mô sản xuất, dự đoán xu hướng cầu giảm.

1.3 Vòng quay khoản phải trả

Finsuccess

Số ngày phải trả là thời gian từ khi doanh nghiệp mua hàng hóa cho đến khi doanh nghiệp chi tiền mặt để thanh toán. Vòng quay phải trả và số ngày phải hoàn trả nợ là chỉ tiêu vừa phản ánh uy tín của doanh nghiệp đối với bạn hàng vừa phản ánh khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Theo lý thuyết, số vòng quay phải trả càng nhỏ, số ngày phải trả càng lớn càng tốt.

Nếu số ngày phải trả quá lớn thì cần xem xét xem tình hình kinh doanh của doanh nghiệp có tốt không, liệu có mất khả năng thanh toán nợ phải trả không. Kiểm tra chi tiết các khoản phải trả, đối tác cho nợ, tổng nợ, tuổi nợ, đối chiếu hợp đồng mua hàng, xem xét tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận, khả năng thu hồi công nợ… Ngược lại nếu số ngày phải trả quá nhỏ thì có thể khả năng trả nợ của doanh nghiệp  rất tốt hoặc doanh nghiệp có uy tín không cao.

1.4 Vòng quay tổng tài sản

Finsuccess

Vòng quay tài sản cố định xác định hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Thông thường số vòng quay càng lớn thì doanh nghiệp hoạt động càng hiệu quả. Một doanh nghiệp có hiệu suất sử dụng tài sản thấp hoặc giảm so với doanh nghiệp khác trong ngành hay so với năm trước, thường được đánh giá là khả năng tạo doanh thu của tài sản kém hơn hay công tác quản lý tài sản trong doanh nghiệp chưa hiệu quả.

1.5 Vòng quay vốn lưu động

Finsuccess

Vốn lưu động (hay còn gọi là vốn lưu động ròng) xác định bằng các cách lấy tài sản ngắn hạn trừ nợ ngắn hạn). Vòng quay vốn lưu động cung cấp thông tin về cách thức doanh nghiệp tối ưu một đô la doanh thu trên một đô la vốn lưu động. Một số doanh nghiệp có vòng quay VLC thấp do số ngày phải trả lớn hơn hoặc bằng với số ngày tồn kho và khoản phải thu.

2. Tỷ số thanh khoản

Tỷ số thanh khoản cho biết doanh nghiệp có khả năng chi trả các nghĩa vụ nợ ngắn hạn.

2. 1 Tỷ số thanh toán hiện hành

Finsuccess

Tỷ số thanh toán hiện hành càng cao cho thấy khả năng doanh nghiệp thanh toán các nghĩa vụ nợ trong ngắn hạn. Khi chỉ số này bé hơn 1 có nghĩa khoảng vốn lưu động của doanh nghiệp bị âm và có khả năng sẽ bị thiếu thanh khoản.

2.2 Tỷ số thanh toán nhanh

Finsuccess

Tỷ số thanh toán nhanh là thang đo hiệu quả hơn do đã loại trừ hàng tồn kho và các tài sản khác kém thanh khoản khác.

2.3 Tỷ số thanh toán tức thời

Finsuccess

Tỷ số thanh toán tức thời là tỷ số hiệu quả nhất để đánh giá khả năng trả các nghĩa vụ nợ ngắ.

2.4 Tỷ số khoảng phòng thủ

Finsuccess

Đây là một tỷ số khác đo lường thanh khoản của công ty bằng cách đo lường chi phí bình quân mà hằng ngày được đảm bảo bằng các tài sản có tính thanh khoản cao. Chi phí bình quân hàng ngày bao gồm GVHB, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, chi phí cho nghiên cứu và phát triển,…

2.5 Vòng quay tiền mặt

Finsuccess

Vòng quay tiền mặt là khoảng thời gian mà  mà công ty thu hồi các khoản tiền bao gồm bán hàng tồn kho và các khoản phải thu. Vòng quay quá cao là tín hiệu không tốt và báo hiệu doanh nghiệp đang đầu tư vào quá nhiều hàng tiền vào hàng tồn kho hoặc đang để khách hàng chiếm dụng vốn. Tuy nhiên vẫn cần xem xét nhiều khía cạnh khác để có được bức tranh tổng quan hơn.

Phần tiếp theo sẽ  Finsuccess sẽ giới thiệu 2 nhóm chỉ tiêu còn lại gồm Tỷ số khả năng thanh toán và Tỷ số lợi nhuận. Xem Phần 2 tại ĐÂY.

Duy Thoại
Investment Analyst
Duy Thoại

"Khi được hứa hẹn về làm giàu nhanh chóng, hãy nhanh chóng nói Không"


Có thể bạn quan tâm
P1: Các Cách Phân Tích Báo Cáo Lưu Chuyển Tiền Tệ

P1: Các Cách Phân Tích Báo Cáo Lưu Chuyển Tiền Tệ

Tài chính doanh nghiệp 2024-08-29 10:33

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ có 2 hướng tiếp cận cho người sử dụng và phân tích báo cáo tài chính để p...

Tổng Quan Báo Cáo Lưu Chuyển Tiền Tệ (Cash Flow Statement)

Tổng Quan Báo Cáo Lưu Chuyển Tiền Tệ (Cash Flow Statement)

Tài chính doanh nghiệp 2024-08-28 16:29

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Cash Flow Statement) là một phần quan trọng trong bộ báo cáo tài chính c...

Phần 3: Bảng cân đối kế toán - Vốn chủ sở hữu

Phần 3: Bảng cân đối kế toán - Vốn chủ sở hữu

Tài chính doanh nghiệp 2024-08-28 14:50

Bảng cân đối kế toán là Báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện...

Phần 2: Bảng cân đối kế toán - Nợ phải trả

Phần 2: Bảng cân đối kế toán - Nợ phải trả

Tài chính doanh nghiệp 2024-08-28 14:38

Bảng cân đối kế toán là Báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện...

Phần 1: Bảng cân đối kế toán - Tài sản

Phần 1: Bảng cân đối kế toán - Tài sản

Tài chính doanh nghiệp 2024-08-28 13:55

Bảng cân đối kế toán là Báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện...

Tổng quan Bảng cân đối kế toán

Tổng quan Bảng cân đối kế toán

Tài chính doanh nghiệp 2024-08-28 13:29

Bảng cân đối kế toán là Báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện...

P5: CÁC CHỈ SỐ QUAN TRỌNG TRONG BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

P5: CÁC CHỈ SỐ QUAN TRỌNG TRONG BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Tài chính doanh nghiệp 2024-08-28 10:12

Bên cạnh những số liệu từ các khoản mục đã có trong Báo cáo Kết quả Hoạt động Kinh doanh, việc nghiê...

P4: EPS (Earnings Per Share) TRONG BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

P4: EPS (Earnings Per Share) TRONG BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Tài chính doanh nghiệp 2024-08-28 09:38

Báo cáo kết quả kinh doanh không chỉ đơn thuần là một tập hợp các số liệu, mà còn bao gồm nhiều yếu...

P3: NON-RECURRING ITEMS TRONG BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

P3: NON-RECURRING ITEMS TRONG BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Tài chính doanh nghiệp 2024-08-28 09:25

Báo cáo kết quả kinh doanh không chỉ đơn thuần là một tập hợp các số liệu, mà còn bao gồm nhiều yếu...

P2: CHI PHÍ (EXPENSE) TRONG BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

P2: CHI PHÍ (EXPENSE) TRONG BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Tài chính doanh nghiệp 2024-08-27 17:01

Báo cáo kết quả kinh doanh không chỉ đơn thuần là một tập hợp các số liệu, mà còn bao gồm nhiều yếu...

P1: DOANH THU (REVENUE) TRONG BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

P1: DOANH THU (REVENUE) TRONG BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Tài chính doanh nghiệp 2024-08-27 16:50

Báo cáo kết quả kinh doanh không chỉ đơn thuần là một tập hợp các số liệu, mà còn bao gồm nhiều yếu...

Tổng quan Báo cáo Kết quả Hoạt động Kinh doanh

Tổng quan Báo cáo Kết quả Hoạt động Kinh doanh

Tài chính doanh nghiệp 2024-08-27 16:31

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một trong bốn loại báo cáo tài chính hàng năm mà doanh nghiệ...

Bài 4.2: Tổng quan về phân tích tài chính (P2)

Bài 4.2: Tổng quan về phân tích tài chính (P2)

Tài chính doanh nghiệp 2023-06-08 14:44

Tiếp nối phần 1, FinSucces sẽ giới thiệu 2 nhóm chỉ tiêu còn lại cũng thường được sử dụng thường xuy...