Liên hệ với chúng tôi Contact Us

Bài 4.2: Tổng quan về phân tích tài chính (P2)

Tiếp nối phần 1, FinSucces sẽ giới thiệu 2 nhóm chỉ tiêu còn lại cũng thường được sử dụng thường xuyên trong phân tích tài chính

III. Các tỷ số thông dụng trong phân tích tài chính (tiếp theo)

3. Tỷ số đảm bảo thanh toán

Tỷ số đảm bảo thanh toán đo lường mức độ đòn bẩy doanh nghiệp đang sử dụng và phản ánh khả năng chịu trách nhiệm cho các nghĩa vụ dài hạn. Nhóm chỉ tiêu này bao gồm các tỷ số nợ (hoặc chỉ số đòn bẩy với các khoản mục nằm trên bảng cân đối kế toán và tỷ số đảm bảo nằm trên báo cáo thu nhập).

3.1 Tỷ số nợ (Liability)/vốn chủ sở hữu (Equity)

Tỷ số này cho thấy mức độ nợ mà doanh nghiệp huy động hoặc chiếm dụng vốn để tài trợ cho hoạt động kinh doanh. Các doanh nghiệp thường có xu hướng chủ động tăng vay nợ để mở rộng sản xuất kinh doanh khi điều kiện thị trường thuận lợi và ngược lại. Tuy nhiên, nếu tỷ lệ này quá cao sẽ làm tăng áp lực trả nợ cho doanh nghiệp, dòng tiền của doanh nghiệp có thể sẽ kém đi do gánh nặng từ việc thanh toán các khoản lãi vay.

Finsuccess

Ví dụ: QTP là trường hợp điển hình của doanh nghiệp đã qua giai đoạn mở rộng hoạt động kinh doanh với tỷ lệ vay nợ giảm dần theo thời gian, điều này phù hợp với bối cảnh doanh nghiệp và lĩnh vực nhiệt điện với khả năng mở rộng chưa rõ ràng trong tương lai.

Finsuccess

Lưu ý: Khoản mục nợ thường được tính toán khác nhau tùy thuộc vào nhà phân tích và cũng như nguồn thông tin đầu vào. Một số nhà phân tích chỉ tính đến khoản nợ phát sinh chi phí lãi vay (như các khoản vay dài hạn, vay ngắn hạn, cho thuê tài chính,..) nhưng một số sẽ bao gồm tất cả các khoản có nghĩa vụ phải trả (phải trả người bán, phải trả người lao động,…).

3.2 Tỷ số nợ vay (Debt) /nguồn vốn (Capital)

Tỷ số này phản ánh chính xác hơn về tình hình huy động nợ của doanh nghiệp do nguồn vốn (Capital) phản ánh cấu trúc vốn thực sự mà doanh nghiệp huy động để phục vụ hoạt động kinh doanh bao gồm các khoản nợ phát sinh chi phí lãi vay (Debt) và vốn chủ sỡ hữu (Equity).

Finsuccess

3.3 Tỷ số nợ phải trả/tổng tài sản

Finsuccess

3.4 Các tỷ số khác

Một tỷ số khác giúp đo lường mức độ sử dụng đòn bẩy của doanh nghiệp được gọi là chỉ số đòn bẩy trung bình (Financial leverage ratio).

Finsuccess

Giá trị trung bình được hiểu là giá trị trung bình đầu kỳ và cuối kỳ của các khoản mục. Chỉ số này càng lớn cho thấy doanh nghiệp đang vay nợ nhiều và sẽ làm gia tăng rủi ro đối với cổ đông và trái chủ.

Một tỷ số khác có thể giúp người phân tích xác định được khả năng chi trả các nghĩa vụ nợ là tỷ số thanh toán lãi vay.

Finsuccess 

Tỷ số này này  càng thấp cho thấy doanh nghiệp có khả năng gặp khó trong việc chi trả các khoản lãi vay.

Trong trường hợp người đọc muốn loại trừ tác động của các khoản khấu hao do đây là các khoản mục chi phí không phát sinh bằng tiền thì một chỉ số khác phản ánh đúng hơn về khả năng chi trả các nghĩa vụ là tỷ số Nợ/EBITDA.

Finsuccess

4. Tỷ số lợi nhuận

Nhóm chỉ tiêu này thường được sử dụng để đánh giá hiệu suất kinh doanh và khả năng sinh lời của một doanh nghiệp. Đây là một chỉ số quan trọng để xác định mức độ thành công của một công ty trong việc tạo ra lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh.

4.1 Biên lợi nhuận ròng

Finsuccess

Đây là một chỉ số được nhiều nhà phân tích quan tâm vì nếu nó quá thấp thì là một tín hiệu không tốt. Thông thường, chỉ số này càng cao càng tốt và cần được phân tích theo chuỗi thời gian cũng như so sánh với doanh nghiệp cùng ngành để xác định được vị thế của doanh nghiệp trong ngành. Ngoài ra, chỉ số này cũng cho thấy sự khác biệt trong mức độ cạnh tranh giữa các ngành.

Ví dụ: các ngành có rào cản gia nhập lớn, đòi hỏi nhiều điều kiện kinh doanh khắt khe thường có tỷ suất lợi nhuận ròng cao (dược phẩm, chứng khoán, công nghệ,… thường trên 15%). Ngược lại, các ngành công nghiệp, sản xuất truyền thống, thương mại, dịch vụ… thường có biên lợi nhuận ròng khá thấp, chỉ dưới 10%.

4.2 Biên lợi nhuận gộp

Finsuccess

Chỉ số này cho biết mỗi đồng doanh thu thuần thu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau khi trừ đi giá vốn hàng bán. Có thể phân tích kỹ hơn tỷ suất lợi nhuận gộp của từng ngành (hoặc từng sản phẩm) cụ thể của doanh nghiệp theo chuỗi thời gian hoặc so sánh với các đối thủ cạnh tranh khác cùng ngành.

Tỷ suất lợi nhuận gộp rất hữu ích khi:

  • So sánh các doanh nghiệp trong cùng một ngành. Doanh nghiệp nào có tỷ suất lợi nhuận gộp cao hơn (càng cao càng tốt) chứng tỏ doanh nghiệp đó kiểm soát giá vốn hàng bán hiệu quả hơn, hoặc có lợi thế cạnh tranh đặc biệt hơn so với các đối thủ cạnh tranh khác.
  • So sánh qua các thời kỳ của doanh nghiệp. Việc này giúp đánh giá công tác quản lý chi phí giá vốn của doanh nghiệp qua các năm và có thể đánh giá được một phần mức biến động tỷ suất lợi nhuận gộp do ảnh hưởng của giá nguyên vật liệu đầu vào thay đổi. Ngoài ra, việc so sánh này còn giúp xác định xem doanh nghiệp có đang duy trì hay tiếp tục cải thiện lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ hay không (biên lợi nhuận duy trì ở mức cao hơn mặt bằng chung hoặc đang có xu hướng tiếp tục tăng lên).

4.3 Biên lợi nhuận hoạt động

Finsuccess

Tỷ số này phản ánh cứ 1 đồng doanh thu thuần thì doanh nghiệp thu về được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau khi trừ đi chi phí giá vốn, chi phí bán hàng, chi phí quản lý.

Hệ số này phản ánh hiệu quả quản lý tất cả chi phí hoạt động cốt lõi của doanh nghiệp. Thông thường chỉ số này càng cao càng tốt, cho thấy doanh nghiệp ngoài việc duy trì được lợi thế cạnh tranh còn đang quản lý rất tốt các khoản chi phí hoạt động và ngược lại với các doanh nghiệp có chỉ số này ở mức thấp.

4.4 Biên lợi nhuận trước thuế (EBT)

Finsuccess

Lợi nhuận trước thuế là lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh đã tính toán thêm thu nhập khác và chi phí khác. Thống kê và so sánh tỷ số này với tỷ số lợi nhuận hoạt động sẽ giúp người đọc đánh giá tác động của các khoản thu nhập và chi phí bất thường đến lợi nhuận doanh nghiệp.

Ví dụ: doanh nghiệp X có hoạt động kinh doanh cốt lõi không tốt, lợi nhuận thuần từ HĐKD liên tục âm nhưng liên tục thoát lỗ nhờ các khoản doanh thu bất thường từ bán tài sản cố định hoặc thanh lý các khoản đầu tư. Điều này cho thấy tình hình kinh doanh của doanh nghiệp X đang bất ổn và tiềm ẩn rủi ro phá sản khi không còn tài sản để thanh lý.

Thông thường hệ số LNTT/DT có nhiều ý nghĩa hơn hệ số LNST/DT trong việc đánh giá chính xác tình hình hoạt động của một doanh nghiệp so với doanh nghiệp khác cùng ngành hoặc của một doanh nghiệp qua các năm nhờ việc loại bỏ các vẫn khác biệt về thuế suất, các ưu đãi về thuế, các khoản thuế doanh nghiệp trì hoãn trả…

4.5 Lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)

Finsuccess giới thiệu một nhóm chỉ tiêu khác đo lường khả năng sinh lời đối với các biến liên quan đến nguồn vốn doanh nghiệp (Vốn điều lệ, Vốn chủ sở hữu, Tổng tài sản,..). Một trong các tỷ số thường gặp nhất là ROA, công thức như sau:

Finsuccess

Tuy nhiên công thức trên chi phí lãi vay đã được trừ ra khỏi lợi nhuận ròng (chi phí lãi vay của doanh nghiệp là lợi nhuận mà chủ nợ nhận được) nhưng tổng tài sản thì đã bao gồm VCSH và Nợ. Nên chi phí lãi vay sau khi điều chỉnh thuế doanh nghiệp sẽ được cộng vào, ta sẽ được công thức thứ 2.

4.6 Lợi nhuận trên tổng nguồn vốn (ROTC)

Đây là thước đo hiệu quả hơn để đánh giá liệu doanh nghiệp đã tạo ra được bao nhiêu lợi nhuận từ cấu trúc vốn hiện tại. Công thức tính:

Finsuccess

Trong đó:

  • EBIT đại diện cho phần lợi nhuận mà doanh nghiệp tạo ra chưa tính đến tác động chi phí lãi vay và thuế.

  • Tổng nguồn vốn (Capital) đại diện cho phần vốn mà doanh nghiệp đang có sẵn để tài trợ cho hoạt động kinh doanh bao gồm các khoản nợ ngắn và dài hạn (các khoản nợ phát sinh lãi) và vốn chủ sở hữu.

4.7 Lợi nhuận ròng trên VCSH

Đây là một trong những chỉ số quan trọng nhất khi phân tích tài chính, cho thấy với mỗi đồng đầu tư của cổ đông (chủ sở hữu) tạo ra được bao nhiêu đồng lãi.

Finsuccess

Thông thường, chỉ số ROE càng cao càng tốt (trên 20% đã được xem là khá tốt). Trong nhiều trường hợp, biên lãi ròng của doanh nghiệp rất cao (30% - 40%) nhưng chỉ số ROE chỉ ở mức 10% – 15% cho thấy doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh nhất định so với các đối thủ nhưng vốn đầu tư của chủ sở hữu chưa được sử dụng một cách hiệu quả.

Trong vài trường hợp, người phân tích muốn loại trừ tác động của các cổ phiếu ưu đãi (khoản mục không trực tiếp đóng góp nguồn vốn cho doanh nghiệp) để có được thước đo tốt nhất về khả năng sinh lợi tốt nhất có thể cho doanh nghiệp.

Finsuccess

5. Phân tích Dupont

Hệ thống phân tích Dupont được tiếp cận bằng cách diễn giả chi tiết tỷ số lợi nhuận ròng/VCSH (ROE). Lúc này ROE sẽ được tách thành nhiều tỷ số với các chức năng khác nhau, người phân tích có thể đánh giá lần lượt tác động các tỷ số (Đòn bẩy, biên lợi nhuận gộp, vòng quay tài sản,..). Có 2 biến thể của hệ thống phân tích Dupont.

5.1 Dupont 3 thành phần

Bước 1: Bắt đầu từ công thức nguyên mẫu ROE

Finsuccess 

Bước 2: Nhân chỉ số ROE với  “Doanh thu/Doanh thu” sau đó sắp xếp các tử số và mẫu số, lúc này ROE sẽ được cấu thành từ biên lợi nhuận ròng và vòng quay VCSH

 Finsuccess

Bước 3: Chúng ta có thể mở rộng công thức ra bằng cách nhân chỉ số với “Tổng tài sản/Tổng tài sản”, lúc này ROE sẽ được cấu thành từ Biên lợi nhuận ròng, Vòng quay tài sản và Đòn bẩy.

Finsuccess

5.2 Dupont 5 thành phần

Với Dupont 5 thành phần thì biên lợi nhuận ròng sẽ được tiếp tục phân tách thành 3 tỷ số khác gồm

Finsuccess

Trong đó:

  • Lợi nhuận ròng/LNTT được gọi là gánh nặng thuế mà doanh nghiệp phải trả, ví dụ nếu tỷ số là 0.8 thì có nghĩa doanh nghiệp chỉ giữ được 80 đồng lợi nhuận và 20 đồng còn lại để nộp thuế.

  • LNTT/Lợi nhuận hoạt động được gọi là gánh nặng lãi suất, tương tự nếu tỷ số này là 0.8 có nghĩa là sau khi tạo ra lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, thì doanh nghiệp chỉ  giữ  80 đồng lợi nhuận (đã bao gồm các khoản doanh thu tài chính khác) và 20 đồng còn lại sẽ chi trả cho chi phí lãi vay.

  • Lợi nhuận hoạt động/doanh thu được gọi là biên lợi nhuận hoạt động.

Như vậy ta sẽ có Dupont 5 thành phần gồm:

Finsuccess

Ví dụ: Sự gia tăng trong chi phí lãi vay sẽ làm gia tăng gánh nặng lãi vay (làm tỷ gánh nặng lãi vay giảm). Tương tự đối với gánh nặng thuế, ta rút ra được kết quả sự gia tăng của 2 gánh nặng trên đều gây sụt giảm ROE. Một cách tổng quát, biên lợi nhuận đòn bẩy, vòng quay tài sản cao sẽ giúp tăng ROE. Tuy nhiên ở Dupont 5 thành phần có thể thấy không phải lúc này đòn bẩy cao cũng sẽ làm tăng ROE, khi gia tăng vay nợ có thể khiến gánh nặng lãi vay gia tăng nên hiệu ứng từ đòn bẩy có thể sẽ phản tác dụng.

Như vậy chúng ta đã học hết các kiến thức cần biết khi phân tích tài chính của một doanh nghiệp. Anh chị có thể thực hành bằng cách lấy một doanh nghiệp mình quan tâm để phân tích nhé. Đừng quên FinSuccess còn nhiều kiến thức hay ho ở ĐÂY lắm.

Duy Thoại
Investment Analyst
Duy Thoại

"Khi được hứa hẹn về làm giàu nhanh chóng, hãy nhanh chóng nói Không"


Có thể bạn quan tâm
P1: Các Cách Phân Tích Báo Cáo Lưu Chuyển Tiền Tệ

P1: Các Cách Phân Tích Báo Cáo Lưu Chuyển Tiền Tệ

Tài chính doanh nghiệp 2024-08-29 10:33

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ có 2 hướng tiếp cận cho người sử dụng và phân tích báo cáo tài chính để p...

Tổng Quan Báo Cáo Lưu Chuyển Tiền Tệ (Cash Flow Statement)

Tổng Quan Báo Cáo Lưu Chuyển Tiền Tệ (Cash Flow Statement)

Tài chính doanh nghiệp 2024-08-28 16:29

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Cash Flow Statement) là một phần quan trọng trong bộ báo cáo tài chính c...

Phần 3: Bảng cân đối kế toán - Vốn chủ sở hữu

Phần 3: Bảng cân đối kế toán - Vốn chủ sở hữu

Tài chính doanh nghiệp 2024-08-28 14:50

Bảng cân đối kế toán là Báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện...

Phần 2: Bảng cân đối kế toán - Nợ phải trả

Phần 2: Bảng cân đối kế toán - Nợ phải trả

Tài chính doanh nghiệp 2024-08-28 14:38

Bảng cân đối kế toán là Báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện...

Phần 1: Bảng cân đối kế toán - Tài sản

Phần 1: Bảng cân đối kế toán - Tài sản

Tài chính doanh nghiệp 2024-08-28 13:55

Bảng cân đối kế toán là Báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện...

Tổng quan Bảng cân đối kế toán

Tổng quan Bảng cân đối kế toán

Tài chính doanh nghiệp 2024-08-28 13:29

Bảng cân đối kế toán là Báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện...

P5: CÁC CHỈ SỐ QUAN TRỌNG TRONG BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

P5: CÁC CHỈ SỐ QUAN TRỌNG TRONG BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Tài chính doanh nghiệp 2024-08-28 10:12

Bên cạnh những số liệu từ các khoản mục đã có trong Báo cáo Kết quả Hoạt động Kinh doanh, việc nghiê...

P4: EPS (Earnings Per Share) TRONG BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

P4: EPS (Earnings Per Share) TRONG BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Tài chính doanh nghiệp 2024-08-28 09:38

Báo cáo kết quả kinh doanh không chỉ đơn thuần là một tập hợp các số liệu, mà còn bao gồm nhiều yếu...

P3: NON-RECURRING ITEMS TRONG BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

P3: NON-RECURRING ITEMS TRONG BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Tài chính doanh nghiệp 2024-08-28 09:25

Báo cáo kết quả kinh doanh không chỉ đơn thuần là một tập hợp các số liệu, mà còn bao gồm nhiều yếu...

P2: CHI PHÍ (EXPENSE) TRONG BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

P2: CHI PHÍ (EXPENSE) TRONG BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Tài chính doanh nghiệp 2024-08-27 17:01

Báo cáo kết quả kinh doanh không chỉ đơn thuần là một tập hợp các số liệu, mà còn bao gồm nhiều yếu...

P1: DOANH THU (REVENUE) TRONG BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

P1: DOANH THU (REVENUE) TRONG BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Tài chính doanh nghiệp 2024-08-27 16:50

Báo cáo kết quả kinh doanh không chỉ đơn thuần là một tập hợp các số liệu, mà còn bao gồm nhiều yếu...

Tổng quan Báo cáo Kết quả Hoạt động Kinh doanh

Tổng quan Báo cáo Kết quả Hoạt động Kinh doanh

Tài chính doanh nghiệp 2024-08-27 16:31

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một trong bốn loại báo cáo tài chính hàng năm mà doanh nghiệ...

8 bước phân tích một doanh nghiệp chuẩn nhất

8 bước phân tích một doanh nghiệp chuẩn nhất

Tài chính doanh nghiệp 2024-02-29 13:39

Cốt lõi của đầu tư chứng khoán là tìm ra doanh nghiệp có tiềm năng tăng trưởng, nên phân tích doanh...

Bài 4.1: Tổng quan về phân tích tài chính (P1)

Bài 4.1: Tổng quan về phân tích tài chính (P1)

Tài chính doanh nghiệp 2023-05-29 09:28

Phân tích tài chính là kỹ năng quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động doanh nghiệp cũng n...