Liên hệ với chúng tôi Contact Us

11 Bài Học Đắt Giá Từ Mark Leonard - Nhà Phân Bổ Vốn Xuất Sắc Nhất Thế Giới

Mark Leonard là một nhà tư bản phá cách (Maverick Capitalist) với tư duy đầu tư khác biệt trong lĩnh vực đầu tư mạo hiểm (Venture Capital). Ông là nhà sáng lập kiêm Chủ tịch của Constellation Software Inc. (CSI). Từ một startup thành lập năm 1995, CSI đã trở thành gã khổng lồ phần mềm, sở hữu hơn 500 công ty con trên toàn cầu. Mô hình kinh doanh bền vững và biên lợi nhuận cao này đã chứng minh chiến lược đầu tư hiệu quả của Mark Leonard.

1. Chiến lược Buy-and-Build: Suy nghĩ như một nhà đầu tư thực thụ

“Cổ phiếu không đơn thuần là mảnh giấy chứng nhận, mà chính là đại diện cho quyền sở hữu một phần doanh nghiệp”

Khi Constellation Software mua lại một công ty, họ không có ý định "lướt sóng" hay bán đi nhanh chóng. Họ đầu tư với tư duy sở hữu mãi mãi, xây dựng doanh nghiệp lớn mạnh và tối ưu lợi nhuận dài hạn. ơng tự, đừng chỉ nhìn cổ phiếu như những con số lên xuống mỗi ngày. Hãy đầu tư như một chủ doanh nghiệp, tập trung vào giá trị nội tại, thay vì chạy theo xu hướng ngắn hạn

2. High autonomy creates value

Chiến lược của Constellation Software không phải là thâu tóm rồi kiểm soát chặt chẽ. Khi họ mua một công ty, họ không can thiệp quá sâu vào vận hành hàng ngày, mà để công ty đó hoạt động độc lập nhằm tối ưu hiệu suất và sáng tạo.

Constellation đã chia hệ thống của họ thành 6 nhóm chính, với hơn 500 công ty con hoạt động tự chủ nhưng vẫn phát triển mạnh mẽ dưới một hệ sinh thái chung.

3. Chờ đợi đợt điều chính giá 

Warren Buffett từng nói: "Những cuộc gọi đến vào Chủ nhật thường là cơ hội kiếm tiền. Vì đó là lúc người bán đang trong trạng thái hoảng loạn." 

Mark Leonard cũng có cùng triết lý: Những thương vụ mua lại hấp dẫn nhất của ông diễn ra trong suy thoái, khi nhiều công ty bị định giá thấp.

"Hãy mua khi đường phố đẫm máu, ngay cả khi đó là máu của chính bạn." (Buy when there’s blood in the streets, even if the blood is your own)

4. ROIC – Chỉ số quan trọng giúp đánh giá doanh nghiệp

ROIC (Return On Invested Capital – Tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư) là một chỉ số cực kỳ quan trọng trong đầu tư. Mark Leonard sử dụng ROIC như một thước đo để đánh giá lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. ROIC cao và ổn định cho thấy doanh nghiệp có thể tạo ra lợi nhuận bền vững từ vốn đầu tư.

Công thức: ROIC = Net Operating Profit after Tax / Total Invested Capital 

Đọc thêm về chỉ số ROIC ở đây

5. Quy mô doanh nghiệp 

Quy luật số lớn (Law of Large Numbers) chỉ ra rằng: Quy mô công ty càng lớn, tốc độ tăng trưởng càng chậm. Hãy thử hình dung: Một công ty có doanh thu 1 triệu USD có thể dễ dàng nhân đôi lợi nhuận hơn so với một công ty đã đạt 50 tỷ USD doanh thu.

6. Văn hóa doanh nghiệp quyết định tất cả!

Không phải cứ chi ra chi phí lớn là có thể tạo ra một nền văn hóa độc đáo. Peter F. Drucker, người được mệnh danh là cha đẻ của ngành quản trị hiện đại đã có một câu nói để đời: “Culture eats strategy for breakfast” (tạm dịch: “Văn hóa dùng chiến lược cho bữa điểm tâm”, hay dịch dân giã hơn là "chiến lược không là cây đinh gì so với văn hoá" ). 

Dù một công ty có chiến lược xuất sắc đến đâu, nếu không có văn hóa mạnh mẽ, chiến lược đó cũng khó có thể thành công. Văn hóa định hình cách nhân viên làm việc, hợp tác và đổi mới, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất và sự phát triển lâu dài.  

“Hơn cả những quy tắc, văn hóa mới là yếu tố quyết định cách một tổ chức vận hành."

7. Tầm quan trọng của Phân bổ vốn 

Một CEO giỏi sẽ biết đầu tư vào đâu để tăng trưởng lâu dài, thay vì chỉ tập trung vào lợi nhuận ngắn hạn. Vì thế, hãy xem cách doanh nghiệp sử dụng tiền như thế nào khi đầu tư.  

8. Doanh nghiệp vĩ đại được dẫn dắt bởi những nhà sáng lập thực thụ!

Những công ty tốt nhất thường được điều hành bởi những người có "skin in the game" – tức là họ đặt cược cả danh tiếng, tài sản & tâm huyết của mình vào công ty. Khi đầu tư vào một công ty, đừng chỉ nhìn vào báo cáo tài chính. Hãy xem hồ sơ lãnh đạo và cách công ty đó vận hành, đối xử với nhân viên & khách hàng.

Đọc thêm về “Nghiên cứu bộ máy quản lý của doanh nghiệp” tại đây

9. Giá cổ phiếu chỉ là tạm thời – Giá trị nội tại mới là vĩnh viễn!

Trong dài hạn, giá cổ phiếu sẽ luôn phản ánh giá trị thực của doanh nghiệp. Nhưng trong ngắn hạn, thị trường có thể dao động vì tâm lý đám đông, tin tức hoặc đầu cơ. Vậy nên, đừng quá ám ảnh với biến động giá hàng ngày! Thay vào đó, hãy tập trung vào yếu tố cốt lõi của doanh nghiệp thay vì chạy theo giá cổ phiếu.

Mối quan hệ giữa giá cổ phiếu (Stock Price) và giá trị nội tại (Intrinsic Value) theo thời gian.

10. Dòng tiền tự do (FCF) – Cơ hội tái đầu tư 

Doanh nghiệp tốt nhất là doanh nghiệp có biên lợi nhuận cao và cường độ vốn thấp. Những doanh nghiệp này có dòng tiền tự do dồi dào, và có thể tái đầu tư để tăng trưởng mạnh hơn!

Công thức: Free Cash Flow (FCF) = Cash from Operations - Capital Expenditures 

11. Tiền mặt quan trọng như oxy

Warren Buffett từng nói: "Tiền mặt với doanh nghiệp cũng giống như oxy với con người: Khi có thì chẳng ai để ý, nhưng khi thiếu thì đó là điều duy nhất trong tâm trí bạn."

Bài học từ Mark Leonard: (1) Ông không vội vàng mua công ty nếu không thấy cơ hội hấp dẫn, (2) Ông để tiền mặt "chất đống" khi thị trường đắt đỏ, chỉ xuống tiền khi thực sự hợp lý về mặt kinh tế.


Có thể bạn quan tâm