1. Phân tích về nhân sự cấp cao- bộ máy quản lý của doanh nghiệp
Phân tích về ban quản trị và ban điều hành là công việc vô cùng khó khăn của công việc phân tích và cùng là phần vô cùng quan trọng trong quyết định đầu tư. Do đó, việc này đòi hỏi phải trải qua quá trình tiếp xúc, phân tích lâu dài để đánh giá được năng lực của họ.
Các tiêu chí để đánh giá đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp:
- Nghiên cứu kỹ lưỡng CV từng lãnh đạo doanh nghiệp, tập trung vào kinh nghiệm làm việc của họ.
- Đánh giá con người họ thông qua các việc làm họ đã thực hiện: chất lượng công bố thông tin, các vấn đề pháp lý, kiện tụng mà họ hay công ty họ lãnh đạo đã gặp, cách họ xử lý các tranh chấp, kiện tụng đó, các giao dịch cổ phiếu của lãnh đạo doanh nghiệp...
- Đánh giá năng lực của đội ngũ lãnh đạo thông qua: khả năng triển khai các dự án, cách thức phân bổ vốn, lợi nhuận tạo ra...
2. Cơ cấu cổ đông
Cơ cấu cổ đông là một phần quan trọng khi phân tích doanh nghiệp. Cơ cấu cổ đông cho biết một số thông tin về nhóm cổ đông lớn đang nắm tỷ trọng lớn trong công ty, ảnh hưởng và sự đồng thuận giữa các nhóm cổ đông…. Với nhiều thay đổi từ chính sách nhà nước như tình hình thoái vốn của nhà nước, nới room cho nhà đầu tư nước ngoài… sẽ làm thay đổi đáng kể cơ cấu cổ đông ở nhiều doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng đến việc bổ nhiệm ban điều hành để phục vụ lợi ích của các nhóm cổ đông mới.
Do đó khi xem xét cơ cấu cổ đông cần chú ý các vấn đề sau:
- Nhóm cổ đông lớn của doanh nghiệp là ai. Những cổ đông lớn này có can thiệp và tác động đến quyết định đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hay không.
- Cổ đông nhà nước chiếm tỷ trọng bao nhiêu, cổ đông nước ngoài chiếm tỷ trong bao nhiêu? Cổ đông chiến lược của doanh nghiệp thế nào? Cần hiểu rõ những ảnh hưởng của những nhóm cổ đông này ra sao
- Những quyết định thoái vốn trong tương lai hay tăng vốn của nhóm cổ đông này.
- Tỷ lệ free-float của doanh nghiệp - thể hiện tính chất thanh khoản của cổ phiếu
Đọc phần tiếp theo của bài viết: Nghiên cứu bộ máy quản lí của doanh nghiệp Phần 2.