1. Biến động thị trường tiền tệ
Các nền kinh tế lớn: Trong tuần, áp lực từ đồng USD đã khiến tỷ giá điều chỉnh ở hầu hết các đồng tiền.Tuy nhiên, Nhật Bản trong tuần này lại tăng mạnh 1.79% khi mà Ngân hàng trung ương Quốc gia này ngỏ ý sẽ dừng lại chính sách tiền tệ siêu nới lỏng.
Khu vực Châu Á: Tỷ giá khu vực cũng điều chỉnh theo xu hướng chung toàn thị trường. Đồng Baht Thái và Nhân dân tệ có mức giảm mạnh nhất (-0.82% và -0.47%). VND trong tuần tăng nhẹ 0.24%.
Nguồn: TCSC
2. Thị trường hàng hóa
Nhóm năng lượng tiếp tục giảm mạnh trong tuần khi triển vọng cho nhu cầu tiêu dùng năng lượng vẫn chưa tín hiệu tích cực. Giá hợp đồng tương lai của thép thanh giảm 6.72% trong tuần trước tình hình sản lượng có dấu hiệu sụt giảm. Nhóm nông sản ghi nhận giảm ở thức ăn chăn nuôi (-4.99%), lúa mí tăng mạnh 9.78%.
3. Diễn biến Chỉ số VIX và DXY
Chỉ số VIX và S&500: Chỉ số VIX tăng nhẹ 2.02% trong tuần này vào neo quanh mốc 13 – 14, ở mốc này thị trường vẫn chưa nằm trong vùng tâm lý ổn định.
Chỉ số Dollar: Tuần này chỉ số DXY tăng nhẹ 0.04% và giao động quanh vùng 103 – 104.
Nguồn: TCSC
4. Thị trường chứng khoán Toàn Cầu
Tỷ suất sinh lợi: Dow Jones trong tuần tăng 0.46%, thị trường chứng khoán Châu Âu tiếp tục duy trì đà tăng với YTD duy trì ở khoảng 18% - 22%. Ngược lại, thị trường Châu Á tiếp tục ghi nhận giảm.
Chỉ số P/E: Sự phân hóa trong đà tăng các nước làm cho định giá P/E tuần này giữ quanh mốc 14.3x.
Nguồn: TCSC
5. Tình hình thị trường chứng khoán Châu Á
Thị trường châu Á trong tuần tăng nhẹ 0.88% với đóng góp chính đến từ Ấn Độ (+3.31%). Tin tức hạ xếp hạng tín nhiệm các ngân hàng tại Trung Quốc, hành động quay đầu Nhật Bản đã khiến thị trường tại đây ảm đảm trong suốt 3 tuần. Việt nam trong tuần tăng 2.02%, YTD tăng 11.65%.
6. Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam
Khối lượng giao dịch và định giá: Hiện tại P/E trailing tăng nhẹ lên mốc 14.5x, thanh khoản thị trường tuần qua có ghi nhận sự cải thiện, đạt 0.9 tỷ USD/phiên.
TSSL theo ngành: Tuần này ghi nhận mức tăng mạnh nhất của nhóm Dịch vụ viễn thông (+4.82%) và Tiêu dùng không thiết yếu (+4.29%). Duy nhất nhóm Dược phẩm ghi nhận giảm 0.36%.
Tình hình mua bán nước ngoài và tự doanh: Nước ngoài ghi nhận bán ròng mạnh nhất từ đầu năm 3954.02 tỷ, tập trung bán các mã VHM, FUEVFVND, VNM . Tự doanh ngược lại mua ròng 691.49 tỷ, tập trung mua FUEVFVND, FUESSVFL, NVL.
Nguồn: TCSC