1. Biến động thị trường tiền tệ
1.1. Tỷ giá các khu vực lớn
Đồng USD tăng mạnh sau hàng loạt số liệu lạm phát của Mỹ tiếp tục duy trì theo mức kỳ vọng của thị trường, cho thấy sức khỏe kinh tế đang tốt hơn dự kiến. Thị trường tiền tệ chịu áp lực, đồng Bảng Anh và Euro trong tuần có mức điều chỉnh mạnh, lần lượt -2,03% và -1,23%.
1.2. Khu vực Đông Nam Á
Tương tự, khu vực Đông Nam Á cũng chịu áp lực điều chỉnh trong tuần. Đồng Kyat giảm sâu so với các nước trong khu vực (-1,28%). Đồng VND biến động nhẹ 0,24%, mức giảm từ đầu năm giữ nguyên ở 4,63%.
2. Thị trường hàng hóa
Thị trường hàng hóa tiếp tục một tuần ảm đạm, trừ một số nhóm kim loại bao gồm vàng và nhôm ghi nhận phục hồi. Nhóm nông sản trong tuần có sự phân hóa: gỗ và gạo tăng trưởng tích cực, trong khi các thực phẩm còn lại điều chỉnh giảm.
3. Thị trường chứng khoán toàn cầu
Thị trường chứng khoán Mỹ trong tuần điều chỉnh 612 điểm (-1,39%), S&P500 giảm 138,24 điểm (-2,3%) sau phát biểu của Powell về lộ trình giảm lãi suất chậm hơn. Thị trường châu Âu cũng diễn biến tiêu cực.
4. Thị trường chứng khoán châu Á
Trong tuần, chứng kiến mức giảm sâu của thị trường châu Á khi dòng tiền lần lượt rời khỏi các thị trường cận biên và mới nổi để chuyển sang thị trường Mỹ. Chỉ số SSE Composite và Nikkei225 có mức giảm mạnh, lần lượt -4,02% và -2,27%. Thị trường Việt Nam cũng ghi nhận mức điều chỉnh sâu -2,53%, thu hẹp thành quả từ đầu năm còn 7,6%.
5. Thị trường chứng khoán Việt Nam
5.1. Thanh khoản và định giá
VN-Index trong tuần ghi nhận thanh khoản phục hồi nhẹ, trung bình đạt 16.800 tỷ (tăng 24,58% so với tuần trước). P/E trailing quanh mốc 12,8x, thấp hơn mức trung bình trong 3 năm.
5.2. Tỷ suất sinh lợi ngành
Trong tuần, hầu hết các ngành giảm mạnh, trong đó Dầu khí và nhóm Dịch vụ Tiêu dùng giảm mạnh nhất (-7,28%; -3,54%). Nhóm Viễn thông và Công nghiệp là hai ngành duy nhất giữ được tỷ suất sinh lợi dương.
5.3. Tình hình mua ròng khối ngoại và tự doanh
Khối ngoại trong tuần bán ròng 4.026,42 tỷ đồng, tập trung vào các mã VHM, FPT, SSI.
Tự doanh mua ròng 919,79 tỷ đồng, tập trung vào các mã FPT, MBB, CTG.
6. Tỷ suất trái phiếu
Trái phiếu chính phủ Việt Nam kỳ hạn 10 năm trong tuần điều chỉnh tăng 1,4 điểm. Xu hướng lợi suất trong tuần phục hồi nhẹ.