1. Biến động thị trường tiền tệ
Các nền kinh tế lớn: Trừ khu vực châu Á (gồm Ấn Độ, Nhật Bản) thì đồng tiền chung của khu vực Châu Âu đã bắt đầu ghi nhận âm trong khoảng 1 tháng trở lại đây khi mà đồng bạc xanh của Mỹ phục hồi.
Khu vực Châu Á: Sức mạnh các đồng tiền khu vực Châu Á đều chuyển động chung một chiều. VND trong tuần ghi nhận mức giảm 0.67% và đã xóa bỏ hoàn toàn đà tăng từ đầu năm đến giờ.
2. Thị trường hàng hóa
Một số nhóm hàng hóa gồm dầu Brent, WTI đã bắt đầu về lại mức giá từ đầu năm, dầu Diezel ghi nhận YTD dương. Nhóm Nông sản ghi nhận giảm ở một số mặt hàng gồm Lúa mì, Đậu Nành, Ngô lần lượt -8.3%; -7.1%; -6.9%.
Nguồn: TCSC
3. Diễn biến Chỉ số VIX và DXY
Chỉ số VIX và S&500: Chỉ số VIX tăng mạnh 19%, hiện tại chỉ số đã vượt khỏi vùng 14 và neo quanh vùng 15 – 16.
Chỉ số Dollar: Tuần này chỉ số DXY tăng 1.69% neo lên vùng 102 – 103.
Nguồn: TCSC
4. Thị trường chứng khoán Toàn Cầu
Tỷ suất sinh lợi: Thị trường ghi nhận giảm trên hầu hết khu vực khi áp lực khi tin tức về việc hạ Mỹ bị hạ bậc tín nhiệm.
Chỉ số P/E: P/E điều chỉnh giảm về vùng 14.3 theo xu hướng chung của thị trường.
Nguồn: TCSC
5. Tình hình thị trường chứng khoán Châu Á
Thi trường Châu Á trong tuần điều chỉnh giảm -2,56% theo xu hướng chung của thị trường thế giới. Tuy nhiên, Việt Nam trong tuần ghi nhận mức tăng 1,52%. Hiện tại mức sinh lợi của VND ghi nhận 21,37% và đứng thứ 2 toàn khu vực Châu Á.
6. Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam
Khối lượng giao dịch và định giá: P/E tiếp tục dao động quanh mốc 16.5, thanh khoản tăng 5,2% so với tuần trước và chạm mốc trung bình 1 tỷ USD mỗi phiên.
TSSL theo ngành: Trong tuần ghi nhận mức tăng mạnh nhất của nhóm Bất động sản (+8,07%) và ghi nhận mức giảm mạnh nhất của nhóm Tiêu dùng thiết yếu (-1.2%).
Tình hình mua bán nước ngoài và tự doanh: Nước ngoài ghi nhận mua ròng nhẹ 79 tỷ, tập trung các mã MSB, DCM, CTG. Tự doanh ghi nhận một tuần mua ròng kỷ lục 1.630 tỷ, tập trung các mã GMD, ACB, NLG.
Nguồn: TCSC