1. Biến động thị trường tiền tệ
Các nền kinh tế lớn: Tỷ giá trong tuần ảm đạm với điều chỉnh giảm nhẹ ở các đồng trong khu vực, Yên Nhật tiếp tục dẫn đầu đà giảm (-11.59%), đồng Franc Thụy Sĩ có mức đứng vị trị thứ 2 (-7.24%).
Khu vực Châu Á: Khu vực Đông Nam Á điều chỉnh giảm mạnh đối với đồng IDR (- 1.08%), VND trong tuần đi ngang, YTD ghi nhận giảm 4.87%.
Nguồn:TCSC
2. Thị trường hàng hóa
Tiếp tuần một tuần áp lực điều chỉnh giảm trên các nhóm hàng hóa trước số liệu điều chỉnh GDP thấp hơn ước tính trước đó, mặt hàng than cốc có mức giảm mạnh nhất (-15.29%), các nhóm còn lại điều chỉnh với biên động quanh 2% - 4%.
3. Diễn biến Chỉ số VIX và DXY
Chỉ số VIX và S&500: Trong tuần chỉ số VIX tăng 2.46%, neo lên sát mốc 13.
Chỉ số Dollar: Chỉ số DXY trong tuần không thay đổi đáng kể, tiếp tục giao dịch quanh vùng 104 – 105 nhưng vẫn là mức gây áp lực lên thị trường tiền tệ.
Nguồn:TCSC
4. Thị trường chứng khoán Toàn Cầu
Tỷ suất sinh lợi: DowJones trong tuần điều chỉnh giảm 1.03% trước tin tức không tích cực từ GDP và đà giảm của tuần trước đó, thị trường chứng khoán các khu vực còn lại cũng ghi nhận đà giảm sâu (trừ chỉ số FTSE 100 của Anh).
5. Tình hình thị trường chứng khoán Châu Á
Thị trường châu Á trong tuần qua cũng không nằm ngoài xu hướng, chỉ số JKSE tại Indonesia có mức giảm mạnh (-3.21%) và Kospi tại Hàn Quốc (-3.18%). Việt Nam trong tuần điều chỉnh giảm 0.47%, YTD đạt 11.49%.
Nguồn:TCSC
6. Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam
Khối lượng giao dịch và định giá: Trong tuần khối lượng giao dịch giảm nhẹ 8.5%, khối lượng giao dịch bình quân đạt 0.9 tỷ USD. P/E trailing trong tuần đạt 14.2x, neo thấp hơn mức trung vị 3 năm
TSSL theo ngành: Trong tuần nhóm dịch vụ giải trí, bán lẻ có mức tăng tốt nhất đạt 4.99% và 2.87%. Nhóm ngân hàng giảm 1.48% và bất động sản giảm 0.72%.
Tình hình mua bán nước ngoài và tự doanh:
Trong tuần khối ngoại bán ròng kỷ lục 6118 tỷ, tập trung các mã CTG, VHM, VNM. Tự doanh bán ròng nhẹ 233 tỷ, tập trung HDG, PC1, EIB.
Nguồn:TCSC