1. Biến động thị trường tiền tệ
Các nền kinh tế lớn: Trong tuần ghi nhận áp lực giảm của thị trường tiền tệ, Yên Nhật dẫn đầu đà giảm (-1.33%), YTD quay trở lại mức 5.37%. Khi nhận giảm nhe ở các đồng còn lại.
Khu vực Châu Á: Tỷ giá điều chỉnh nhẹ ở khu vực Châu Á, đồng VND trong tuần điều chỉnh 0.29% và YTD ghi nhận giảm 1.83%, mức giảm trung bình so với các đồng tiền khu vực.
2. Thị trường hàng hóa
Nhóm năng lượng là nhóm có mức tăng mạnh trong tuần do tin tức Ukaraine tấn công nhà máy lọc dầu Nga, giá khí thiên nhiên vẫn tiếp tục giảm mạnh 8.31% trong tuần này. Nhóm kim loại suy yếu ở nhóm sắt thép do tin tức tiêu cực từ Chính Phủ Trung Quốc. Nhóm năng sản ghi nhận tăng ở mặt hàng đường (+4.59%), Ngô (+2.46%).
Nguồn: TCSC
3. Diễn biến Chỉ số VIX và DXY
Chỉ số VIX và S&500: Chỉ số VIX giảm mạnh 7.81% sau tin tức CPI tháng 2 như dự báo, hiện chỉ số đang giao dịch quanh mốc 14 – 15.
Chỉ số Dollar: Trong tuần DXY không có biến động đáng kể (+0.08%), chỉ số giao dịch quanh 103 – 104.
Nguồn: TCSC
4. Thị trường chứng khoán Toàn Cầu
Tỷ suất sinh lợi: Dow Jones trong tuần tăng nhẹ 0.12%, thị trường Châu Âu ghi nhận sắc xanh trong khi Châu Á có phần phân hóa theo quốc gia.
Chỉ số P/E: P/E trailing trung vị tiếp tục neo quanh mốc 16.45.
5. Tình hình thị trường chứng khoán Châu Á
Chứng khoán Châu Á trong tuần ghi nhận giảm mạnh 3.27%, đóng góp giảm chủ yếu đến từ Nhật (-2.47%) và Ấn Độ (-1.29%). Việt nam trong tuần tiếp tục đà tăng 1.32%, YTD đạt 11.85% (đứng thứ 2 khu vực).
Nguồn: TCSC
6. Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam
Khối lượng giao dịch và định giá: Khối lượng giao dịch trong tuần giảm nhẹ so với tuần trước (-4.08%), P/E trailing tiếp tục neo cao ở mốc 16.2x.
TSSL theo ngành: Nhóm nguyên vật liệu có mức tăng mạnh nhất trong tuần (+5.2%), nhóm hàng tiêu dùng ghi nhận giảm 0.85%.
Nguồn: TCSC
Tình hình mua bán nước ngoài và tự doanh: Khối ngoại trong tuần tiếp tục bán ròng 2606.9 tỷ (mức cao nhất từ đầu năm), tập trung các mã VNM, VHM, MWG. Tự doanh mua ròng 497.55 tỷ, tập trung các mã VIX, PLX, HPG.