Anh chị có thể tham khảo lại bài viết trước đó nhằm so sánh thông tin CPI tháng 3 với mục tiêu FED đề ra ở dưới đây
https://fisc.vn/xu-huong-dau-tu/fed-duy-tri-quan-diem-cat-giam-lai-suat.html
1. CPI toàn phần tiếp tục đà tăng 3 tháng liên tiếp
Theo số liệu báo cáo, CPI tháng 3 ghi nhận:
- Chỉ số CPI toàn phần tăng 3.5% YoY ( cao hơn dự báo 3.4%)
- Chỉ số Core CPI tăng 3.8% (cao hơn dự báo 3.7%)
Các chỉ số đang cho thấy sự tăng trưởng trở lại so với nền của năm trước, điều này làm dấy lên lo ngại cho các nhà hoạch địch chính sách phải thay đổi lại kỳ vọng cho cuộc họp FOMC tiếp theo diễn ra vào tháng 5.
Tuy nhiên các số liệu tăng trưởng của CPI so với tháng trước vẫn duy trì đà tăng ổn định, nhưng thị trường thì lại đang kì vọng cho một xu hướng giảm dần:
- Chỉ số CPI toàn phần tăng +0.4% MoM, ngang với tháng trước nhưng cao hơn 1 điểm phần trăm mà thị trường dự báo
- Chỉ số Core CPI tăng 0.4% MoM, cao hơn 1 điểm phần trăm của tháng trước và dự báo
2. Cấu phần CPI
Đóng góp chính cho đà tăng CPI tháng 3 đến từ dịch vụ cốt lõi (Core Service) trong đó:
- CPI Core Items tăng 3.8% YoY
- CPI Core goods giảm 0.7%
- CPI Core Service tăng 5.4%
- CPI Supercore tăng 5% YoY
Hầu hết các mặt hàng trong CPI Core Service đều tăng nhưng ghi nhận tăng mạnh đối với nhóm nhà ở (đóng góp 1.97%) và nhóm dịch vụ vận tải (đóng góp 0.6%). Tổng đóng góp cả 2 thành phần là 2.57% trong tổng tăng trưởng 3.5% của CPI toàn phần, hiện tại CPI Core Service (trừ đi giá nhà ở) trong 3 tháng đầu năm tăng trưởng 7.8% so với cùng kỳ.
Thị trường cũng điều chỉnh kỳ vọng với xác suất giữ nguyên trong kỳ họp FOMC vào Tháng 5 là 96%, Tháng 6 là 83% và chỉ bắt đầu có sự kì vọng cắt giảm khi bước sang Tháng 9.
Mặc dù các số liệu CPI đang cho thấy sự áp lực trong nhà nhà ở phục hồi, dịch vụ vận tải và giá bảo hiểm nhưng các số liệu có dư địa hạ nhiệt trở lại trong Q2/2024. Các nhà đầu tư nên chuyển sang quan sát chỉ số PCE để bức tranh rõ ràng hơn.