Tỷ giá có dấu hiệu tăng mạnh trong tuần qua, cả tỷ giá chợ đen và bán ra ở VCB đều vượt mốc 25,100 VND/USD khiến cho NĐT lo lắng như giai đoạn T9/2023. VẬY NGUYÊN NHÂN DO ĐÂU?
Điểm tích cực là tỷ giá đã hạ nhiệt trong ngày hôm nay và có một sự thật là tỷ giá luôn tăng trong dài hạn. Vì vậy, việc mất giá trong biên độ kiểm soát là điều chúng ta cần ưu tiên hơn.
I. Nguyên nhân tỷ giá vọt tăng
Tham khảo một số bên, FinSuccess cho rằng có 3 nguyên nhân cho tỷ giá tăng mạnh gần đây:
1) Chênh lệnh lãi suất giữa Mỹ và Việt Nam từ giữa 2022 đến nay luôn tạo áp lực lên tỷ giá. Tương quan giữa chênh lệch lãi suất 2 nước và tỷ giá VND/ USD có tương quan khá cao.
Gần đây khi FED đưa ra các tín hiệu sẽ hạ lãi suất chậm hơn dự kiến khi nền kinh tế vẫn khá ổn định và lạm phát có những dấu hiệu quay trở lại vài tháng gần đây khiến cho dòng tiền đầu tư chuyển về Mỹ gây áp lực lên tỷ giá VND/USD.
2) Việc giá vàng trong nước tăng mạnh giai đoạn do nhu cầu tăng khiến các tiệm vàng tư nhân cũng tăng cường việc nhập khẩu vàng, từ đó gây áp lực lên tỷ giá chợ đen (tự do). Tuy nhiên giá vàng cũng đã chững lại trong vài tuần qua.
3) Giá Bitcoin tăng mạnh đạt All-Time-High cũng được cho là một nguyên nhân khiến dòng tiền outflow khỏi VND.
II. Rủi ro tỷ giá mang tính hệ thống là không lớn
Tuy vậy, cán cân thanh toán vẫn khá ổn định (quý 1/23 và quý 2/23 thậm chí duy trì mức dương) kể từ sau căng thẳng tỷ giá cuối 2022.
SBV cũng đã linh hoạt bơm/ hút thanh khoản trên thị trường mở để điều tiết tỷ giá. SBV đã hút ròng hơn 160,000 tỷ đồng từ đầu tháng 3 nhưng đã hạ nhiệt trong vài ngày qua.
Dự trự ngoại hối vẫn duy trì ở mức cao khảng 100 tỷ USD, cao hơn nhiều so với giá trị nhập khẩu 75 tỉ USD/ quý. Đây là bộ đệm tốt để SBV can thiệp vào tỷ giá trong trường hợp cần thiết.
Một số rumour cho rằng SBV đang cân nhắc bán dự trữ ra nếu tỷ giá tiếp tục tăng. Giá trị bán ra ước tính khoảng 3 tỷ USD. Tuy nhiên, mức dự trự ngoại hối của Việt Nam vẫn đang ở mức khá tốt.
Cán cân thương mại (đại diện cho tài khoản vãng lãi) vẫn duy trì dương tốt trong 2 năm qua. Xuất khẩu vẫn là động lực của Việt Nam giúp mang về USD và đang hồi phục mạnh trong Q1/2023.
Việt Nam là điểm đến hấp dẫn của nguồn vốn FDI trong nhiều năm qua. Đây cũng là nguồn cùng FDI dồi dào cho Việt Nam. Ngoài ra, hàng năm Việt Nam đều đón dòng kiều hối khoảng 20 tỷ USD/năm.
Nhìn chung, FinSuccess đánh giá chưa có rủi ro tỷ giá mang tính hệ thống đáng kể trong giai đoạn hiện tại, nguyên nhân chủ yếu do một số yếu tố mùa vụ và tâm lý đầu cơ ngắn hạn trên thị trường. Team sẽ liên tục cập nhật về tình hình tỷ giá trong thời gian tới. Cảm ơn anh chị đã đón xem bài viết của FinSuccess.