1. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP)
Tình hình sản xuất tiếp tục ghi nhận tín hiệu tích cực trong tháng 10, chỉ số ghi nhận tăng 4.1% so với cùng kỳ và đồng thời là mức tăng trưởng cao nhất kể từ đầu năm. Trong đó nhóm ngành chế biến và chế tạo tăng 0.52% yoy (góp 0.7 điểm phần trăm) và ngành khai khoáng giảm 3.16% yoy (giảm 0.5 điểm phần trăm).
Một số ngành trọng điểm cấp 2 ghi nhận tăng trưởng tích cực trong kỳ:
-
Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khai thác mỏ (+24.99%)
-
Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (+20.28%)
-
Sản xuất giường tủ, bàn ghế (+19.22%)
Các ngành có mức tăng trưởng thấp nhất trong kỳ:
-
Khai thác quặng kim loại (-20.05%)
-
Sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ (-15.75%)
-
Sữa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc thiết bị (-13.26%)
2. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ
Hoạt động thương mại dịch vụ tiếp tục diễn ra sôi động, doanh thu ghi nhận tăng trưởng 7% so với cùng kỳ và 1.5% so với tháng trước. Tính đến đầu năm, tổng mức bán lẻ ghi nhận tăng trưởng 9.41% yoy (Bán lẻ hàng hóa +8.33% yoy, Dịch vụ lưu trú ăn uống +15.05% yoy, Dịch vụ lữ hành +47.57%).
Nguồn TCSC
3. Tình hình CPI và Lạm phát
Giá nhà ở và nguyên vật liệu neo cao, một số địa phương điều chỉnh tăng học phí đi kèm theo giá gạo cũng đi theo xu hướng chung của thế giới tiếp tục làm cho CPI tháng 10/2023 tăng 3.59% so với cùng kỳ và tăng 0.08% so với tháng trước.
Đóng góp tăng nhiều nhất trong kỳ đến từ nhóm Nhà ở và vật liệu xây dựng (+1.29%), Lương thực (+0.42%) và Dịch vụ giáo dục (+0.41%). Duy nhất nhóm bưu chính viễn thông điều chỉnh giảm 0.04%.
4. Tình hình tỷ giá, lãi suất trái phiếu và liên ngân hàng
Tính tại thời điểm 31/10/2023, Ngân hàng nhà nước công bố tỷ giá quy đổi 24.087 VND/USD (+0,92% so với cùng thời điểm năm 2022 và điều chỉnh nhẹ so với tháng trước). Lãi suất liên ngân hàng tại cùng thời điểm ghi nhận 1.37%, tăng mạnh so với tháng trước trong bối cảnh NHNN liên tục phát hành tín phiếu đã khiến thanh khoản sụt giảm, chi phí cho vay giữa các ngân hàng tăng mạnh trong giai đoạn vừa qua. Trái phiếu Chính phủ 10 năm ghi nhận 3.02%, tăng 0.17 điểm phần trăm so với tháng trước do áp lực từ đồng USD kèm theo xu hướng tăng trưởng lợi suất từ trái phiếu quốc tế.
Nguồn TCSC
5. Tình hình xuất nhập khẩu
Tổng kim ngạch xuất khẩu T10/2023 đạt 61.62 tỷ, tăng 5.6% so với cùng kỳ và 4.1% so với tháng trước. Tính chung 10 tháng năm 2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 557.95 tỷ USD, giảm 9.6% so với cùng kỳ, trong đó xuất khẩu giảm 7.1% yoy và nhập khẩu giảm 12.3% yoy.
Cán cân thương mại hàng hóa 10 tháng năm 2023 ước tính xuất siêu 24.61 tỷ USD (+156% so với cùng kỳ) với đóng góp chủ yếu đến từ doanh nghiệp FDI (xuất khẩu ròng ghi nhận 42.6 tỷ USD), tức doanh nghiệp trong nước vẫn phải nhập siêu lượng lớn USD.
Nguồn TCSC
6. Tổng quan FDI
Tính chung 10 tháng 2023, tổng vốn đăng ký đạt 25.761 tỷ (+14.70% yoy) và vốn thực hiện đạt 18.000 tỷ (+2.36% yoy). Singapore, Hàn Quốc, Hong Kong là 3 quốc gia có vốn đăng ký lớn nhất tại Việt Nam, lần lượt chiếm 18.05%, 15.24% và 13.37% trên tổng vốn.
Nguồn TCSC