1. Những thống kê trước hội nghị Jackson Hole
Hội nghị Jackson Hole của FED sẽ được tổ chức vào thứ Sáu - thứ Bảy, ngày 25-26 tháng 8. Jackson Hole là một sự kiện kinh tế hàng năm được tổ chức bởi Ngân hàng Dự trữ Liên bang Kansas City với sự tham gia của các NHTW lớn, các nhà kinh tế, chính trị gia và các chuyên gia tài chính từ khắp nơi trên thế giới để thảo luận về các vấn đề kinh tế và chính trị quan trọng.
Chủ đề của năm nay “Những thay đổi mang tính cấu trúc của kinh tế toàn cầu” kỳ vọng sẽ đặt ra nhiều câu hỏi mở hơn là những đáp án. FED đang đứng trước thử thách phải hành động trong một bối cảnh khác hoàn toàn các chu kỳ trước đây. Một số thay đổi cấu trúc có thể kể đến như: Kinh tế Trung Quốc, những phát triển trong chuỗi cung ứng toàn cầu, dân khẩu học, chính sách tài khóa toàn cầu, AI, tình hình của người tiêu dùng Mỹ, những điểm khác biệt của lạm phát hiện nay, và nhiều yếu tố khác.
Sự kiện được quan tâm tới giới đầu tư và tác động đến biến động của các tài sản. Ở ngày đầu tiên của hội nghị trong quá khứ, trái phiếu thường có xu hướng tăng giá (lợi suất giảm) trong khi đó cổ phiếu, DXY thì ngược lại.
2 Kinh tế Mỹ vẫn bền bỉ hơn tưởng tượng
Q3/2023 là quý thứ 5 liên tiếp các consensus về dự báo tăng trưởng GDP Mỹ phải điều chỉnh lại. Kinh tế Mỹ dường như vẫn rất ổn định từ các lần nâng lãi suất đầu tiên từ tháng 3/2022. Những dấu chấm hỏi lớn này đang gây khó khăn cho FED. Liệu các consensus đã đánh giá sai các hậu quả của việc tăng lãi suất hay còn quá sớm để cho rằng kinh tế Mỹ sẽ suy thoái? Hay đang có những thay đổi mang tính cấu trúc khiến kinh tế Mỹ và thế giới trở nên bền bỉ hơn ngày nay và cần có thêm các biện pháp siết chặt hơn là xoa dịu đi lạm phát và tăng trưởng?
Sức mua tiêu dùng Mỹ đang ở trạng thái tốt nhất nhiều thập kỷ. Mặc dù người dân Mỹ đã không còn quá tiết kiệm như giai đoạn dịch Covid, nhưng các khoản tương đương tiền đang duy trì ở mức cực cao và điều đó cho thấy rằng các khoản trợ cấp khổng lồ của Chính phủ vẫn “trong túi” của người dân. Tuy nhiên, lượng tiền này dường như được tích trữ bởi nhóm người thu nhập cao chứ không phải bởi nhóm thu nhập thấp hơn như thường lệ.
Tuy nhiên, sức mua tiêu dùng Mỹ cũng đang được gồng gánh bởi nhóm thu nhập cao này. Số liệu nợ vay hộ gia đình so với thu nhập cũng đang ở mức thấp nhất trong 22 năm qua và mức thanh toán nợ vay/ thu nhập cũng ở mức thấp kỷ lục. Thị trường lao động vẫn rất nóng và mức lương tăng trưởng ổn định.
3 Trung Quốc giảm phát? Quên đi
Thị trường đang nghĩ rằng FED sẽ có dự địa hạ lãi suất khi kinh tế Trung Quốc rơi vào giảm phát. Tôi nghi ngờ về điều này. Chỉ số CPI tháng 7 tăng trưởng âm -0.3% YoY vì giá thịt lợn Trung Quốc đã vụt tăng vào năm ngoái. Trong khi đó lạm phát lõi vẫn tăng “nóng” kỷ lục MoM. Giá trị nhập khẩu của nước này bằng 60% GDP danh nghĩa và việc đồng Nhân dân tệ mất giá 15% so với USD sẽ gián tiếp đẩy chi phí đầu vào của rổ CPI tăng lên. Một số loại thực phẩm chính như đậu nành hay gạo khả năng sẽ tiếp tục tăng cũng sẽ đẩy lạm phát lên.
Trung Quốc đang đối mặt nhiều thách thức tăng trưởng trong dài hạn nhưng trong 2024 xu hướng vẫn sẽ là lạm phát.
4 Các NHTW toàn cầu vẫn chưa “xong việc”
Hầu hết các NHTW toàn cầu sẽ tập trung tại hội nghị Jackson Hole.
NHTW Hàn Quốc dự kiến sẽ duy trì lãi suất chính sách tại mức 3.5% vào thứ Năm. GDP đã vượt kỳ vọng, CPI lõi tốt hơn so với với khứ, nhưng điều có khả năng làm cho ngân hàng thận trọng hơn là đồng won đang yếu đi, gây nguy cơ tăng lạm phát nhập khẩu.
Ngân hàng Indonesia cũng dự kiến sẽ duy trì lãi suất tại mức 5.75% vào thứ Năm. Đồng Rupiah đã giảm giá và sẽ thúc đẩy sự thận trọng về ổn định tài chính.
NHTW Thổ Nhĩ Kỳ đang cố gắng khôi phục uy tín mà Tổng thống Erdogan đã phá hủy nhưng có vẻ chưa thành công. 900 điểm cơ bản tăng kể từ tháng 6 ít hơn so với kỳ vọng và đồng Lira vẫn tiếp tục sụt giảm. Lạm phát CPI tháng 7 tăng mười điểm lên 48% so với cùng kỳ năm trước. Chính phủ sẽ cần nhiều thời gian để lấy lại niềm tin của người dân. Một đợt tăng lãi suất lớn khác khả năng sẽ xảy ra (thứ Năm).
5. Nhiều chỉ số PMI sẽ được công bố tuần tới
Một số nền kinh tế lớn sẽ công bố Chỉ số Quản lý thu mua PMI vào tuần tới như: Úc và Nhật (thứ Tư), UK và EU (thứ Năm).
PMI sẽ là chỉ báo hữu ích cho tăng trưởng kinh tế và các căng thẳng về chuỗi cung ứng, các số liệu về thị trường lao động và lạm phát cũng vậy.
Mong là những sự kiện sẽ có ích với các NĐT. Chúc anh chị một tuần đầu tư mới thành công!