1. Kinh tế Mỹ: Những con số vĩ mô xung quanh kỳ vọng về chính sách tiền tệ
- Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ trong tháng 7 đã giảm xuống còn 2,9%, thấp hơn so với kỳ vọng là 3,0%. Lạm phát CPI lõi giảm xuống 3,2%, đúng như kỳ vọng. Đây là tháng đầu tiên lạm phát CPI dưới 3,0% kể từ tháng 3 năm 2021.
- Lạm phát PPI của Mỹ trong tháng 7 giảm xuống còn 2,2%, thấp hơn so với kỳ vọng là 2,3%. Lạm phát PPI hiện đang ở mức thấp nhất kể từ tháng 3 năm 2024. PPI lõi giảm xuống 2,4%, thấp hơn so với kỳ vọng là 2,7%. Đây là lần giảm đầu tiên của PPI lõi theo năm kể từ tháng 12 năm ngoái... Việc Fed cắt giảm lãi suất vào tháng 9 đang đến gần.
- Doanh số bán lẻ tại Mỹ đã tăng 2,6% YoY trong tháng 7. Doanh số bán lẻ vượt kỳ vọng, cho thấy người tiêu dùng vẫn còn mạnh mẽ. Tuy nhiên, có một vài lưu ý rằng sau khi điều chỉnh cho lạm phát, doanh số thực tế đã giảm 0,4%. Cả hai con số này đều thấp hơn nhiều so với mức trung bình lịch sử là +4,6% danh nghĩa và +2,0% thực tế.
- Số lượng các vụ phá sản theo Chương 11 tại Mỹ hiện đã tăng lên 2462, mức cao nhất trong 13 năm qua. Việc nộp đơn phá sản theo Chương 11 liên quan đến việc tái cơ cấu dưới sự giám sát của tòa án và cho phép công ty tiếp tục hoạt động và tái cấu trúc tài chính cũng như hoạt động của mình. Số vụ phá sản này đã tăng hơn gấp đôi chỉ trong vòng 2 năm qua. Điều này xảy ra sau khi nhiều công ty gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ do Cục Dự trữ Liên bang (Fed) đã tăng lãi suất lên mức cao nhất trong 23 năm.
- Kỳ vọng về hành động của FED: Xác suất cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản vào tháng 9 đã giảm mạnh xuống 28,5% từ mốc 50% của 1 tuần trước. Kịch bản “hạ cánh mềm” của kinh tế Mỹ đã được kỳ vọng trở lại.
- Công cụ Reverse Repo (RRP) của Fed đã giảm xuống dưới 300 tỷ USD lần đầu tiên kể từ năm 2021. RRP là một trong những chỉ số về thanh khoản dư thừa của hệ thống tài chính và được các nhà đầu tư theo dõi chặt chẽ. Các ngân hàng lớn, các doanh nghiệp được chính phủ tài trợ, và các quỹ thị trường tiền tệ đưa số tiền dư của họ vào công cụ này để kiếm lãi. Việc sử dụng RRP đã giảm mạnh 2,3 nghìn tỷ USD kể từ tháng 12 năm 2022. Tuy nhiên, trong vài tháng qua, sự sụt giảm này đã ổn định và việc sử dụng công cụ này dao động quanh mức 300-400 tỷ USD. Điều này cho thấy thị trường tài chính đã dần thích nghi với môi trường lãi suất cao mà Fed áp đặt.
2. Diễn biến cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024
Dự báo của The Economist cho thấy cuộc bầu cử tổng thống giữa Kamala Harris và Donald Trump là một cuộc đấu ngang ngửa.
3. Bức tranh kinh tế Trung Quốc vẫn ảm đạm
- FDI: Các nhà đầu tư nước ngoài đã rút một lượng tiền kỷ lục khỏi Trung Quốc trong quý vừa qua. Nợ đầu tư trực tiếp của Trung Quốc trong cán cân thanh toán đã giảm gần 15 tỷ USD trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 6, đánh dấu lần thứ hai chuyển sang âm, theo dữ liệu từ SAFE của Trung Quốc được công bố vào thứ 6. Trong nửa đầu năm, con số này đã giảm khoảng 5 tỷ USD.
- Giá nhà ở Trung Quốc đã giảm với mức lớn nhất trong lịch sử vào tháng trước.
- Cung tiền M1 (là một thước đo cung tiền hẹp, bao gồm tiền mặt và tiền gửi ngắn hạn, thường được sử dụng để đánh giá thanh khoản trong nền kinh tế) và GDP danh nghĩa của Trung Quốc trong những năm qua có sự suy giảm đáng kể, đặc biệt là tăng trưởng cung tiền M1 ghi nhận âm trong thời gian gần đây. Đây được xem là “Biểu đồ đáng sợ nhất Trung Quốc”.
4. Biến động giá một số loại hàng hóa
- Giá vàng đạt mức cao kỷ lục là 2.500 USD, được thúc đẩy bởi đồng USD suy yếu và lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ giảm. Tính từ đầu năm đến nay, vàng đã tăng 20,7%, mức hiệu suất hàng năm mạnh nhất sau lần tăng 25,1% năm 2020.
- Giá dầu đi ngang trong tuần qua sau những ngày biến động
- Bitcoin: Một tuần chứng kiến đầy sự biến động của thị trường tiền điện tử. Tuy nhiên, giá Bitcoin đã quay trở lại $60.000 vào cuối tuần, không thay đổi so với đầu tuần.