1. Bầu cử Tổng thống Đài Loan, rủi ro hiện hữu nào?
Nếu ứng viên số 1 hiện tại – ông Lai Ching-te – đắc cử cho vị trí Tổng thống Đài Loan nhiệm kỳ mới (thay thế bà Thái Văn Anh) thì xung đột giữa Đài Loan và Trung Quốc khả năng cao sẽ tiếp tục leo thang vì ông Lai Ching-te có mối quan hệ thân thiết với Mỹ và luôn tìm cách để củng cố lực lượng quốc phòng an ninh.
Những xung đột ở biển Đỏ hiện tại, cộng thêm rủi ro tiềm tàng từ Đài Loan có thể làm tăng áp lực. Những quốc gia hội nhập và giao thương lớn sẽ bị ảnh hưởng bởi giá cước tăng vọt.
2. Đảng Cộng Hòa: Trump là người được chọn!
Đợt bầu cử sở bộ của Đảng Cộng Hòa là sự kiện mở đầu cho năm bầu cử Tổng thống Mỹ. Ông Donald Trump hiện đang chiếm ưu thế lớn so với 2 đối thủ của mình, ông DeSantis và bà Haley. Khoảng cách giữa ông và đối thủ đạt kỷ lục từ trước tới nay, điều này thể hiện niềm tin của các thành viên dành cho ông. Tuy nhiên, vẫn còn một rủi ro nhỏ của ông Trump với Tòa án tối cao Mỹ (Supreme Court).
Ngược lại, niềm tin của thành viên Đảng Cộng Hòa dành cho ngài Biden đang giảm dần qua nhiệm kỳ khi để nền kinh tế gánh chịu nhiều vấn đề như Đại dịch Covid, Nợ công cao kỳ lục và ảnh hưởng tới tầng lớp thu nhập thấp và trung bình.
3. Ngài Biden mang đến những gì cho nước Mỹ sau 4 năm?
Về mặt kinh tế, ông Biden mang lại những kết quả khác nhau khi so sánh với các người tiền nhiệm.
Tuy nhiên, các tài sản tài chính lại đạt hiệu suất khá tệ trong nhiệm kỳ của ông.
Nước Mỹ dường như đang “chơi đùa” với chính mình. Nước Mỹ chi tiêu nhiều hơn 33%, duy trì thâm hụt ngân sách/ GDP trên 6% và vay nợ nhiều hơn 50% so với tiền Covid để “cứu trợ” người dân trong giai đoạn Covid.
Tỷ lệ nợ công/ GDP của Mỹ chỉ còn thua Nhật Bản (đã duy trì cao qua nhiều năm) và Ý (nước nhiều lần rơi vào khủng hoảng ngân sách trước đây).
4. Mùa BCTC Q4 nước Mỹ
Mùa kết quả kinh doanh quý 4 của Mỹ khởi đầu không được quá tốt khi một vài định chế tài chính không đạt như kỳ vọng về kết quả, kế hoạch và doanh số. Sẽ có nhiều số liệu được công bố hơn trong tuần này (23 công ty) và tuần sau (75 công ty), tiêu biểu như Goldman Sachs and Morgan Stanley.
5. PBOC tiếp tục “mềm mỏng” khi kinh tế chưa khởi sắc
PBOC đang được kỳ vọng sẽ tiếp tục hạ lãi suất tái chiết khấu trung hạn và giảm tỷ lệ dự trự bắt buộc vào cuộc họp thứ Hai. 14 nhà kinh tế học kỳ vọng giảm 0.1%; 4 người kỳ vọng giữ nguyên và một người cho rằng sẽ giảm 0.15%. Việc hạ tỷ lệ dữ trự bắt buộc cũng giúp các ngân hàng có nhiều vốn để cho vay hơn. Số liệu tăng trưởng tín dụng khiêm tốn gần đây khiến thị trường kỳ vọng Chính phủ sẽ có thêm nhiều biện pháp kích thích.
GDP Q4 dự báo sẽ tăng trưởng 1% so với quý trước SA (công bố thứ Ba), một mức chấp nhận được đối với Chính phủ. Các số liệu khác công bố sau đó như IIP, bán lẻ hàng hóa hay đầu tư TCSĐ,… sẽ mang thêm nhiều góc nhìn về xu hướng tăng trưởng của Trung Quốc trong 2024.
6. Lạm phát Anh và EU có nhiều tiến triển
Số liệu về thị trường lao động (thứ Ba) và lạm phát (thứ Tư) sẽ được công bố trong tuần này. Những tín hiệu về tăng trưởng lương và lạm phát gần đây đang cho thấy nhiều tín hiệu tích cực. Có thể nói 2024 lạm phát không còn là vấn đề của Anh và EU.
Mong là những sự kiện sẽ có ích với các NĐT. Chúc anh chị một tuần đầu tư mới thành công!