1. Động lực gồng gánh chứng khoán Mỹ: Magnificent-7
Thị trường chứng khoán (TTCK) Mỹ đã hồi phục khá tốt giai đoạn qua sau khi các dữ liệu đang ủng hộ cho việc FED dừng tăng lãi suất trong thời gian tới, đặc biệt là nhóm Magnificent 7 (7 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất TTCK Mỹ). Xét về kỹ thuật, đà tăng của SP500 đã vượt qua 3 đường trung bình động kinh điển: MA50, MA100, MA200.
Nhóm Magnificent 7 đã tăng 10/11 phiên gần nhất, giúp vốn hóa nhóm này đà tăng thêm 1,300 tỉ USD – mức cao nhất kể từ tháng 7.
Trong khi đó mức tăng trưởng tương đối chỉ số Russell 2000 (đại diện cho nhóm vốn hóa nhỏ) so với SP500 giảm về mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ.
Tuy nhiên, điều này là hoàn toàn có lí do qua biểu đồ này. Có khoảng 30% số lượng cổ phiếu của Russell 2000 (chiếm 25% vốn hóa) đã không có lãi trong 3 năm gần nhất.
Trong khi đó, các gã không lồ công nghệ này vẫn duy trì hoạt động kinh tốt với dòng tiền ổn định trong quý 3. Amazon và Microsoft đều tạo ra dòng tiền tự do hơn 20 tỉ USD trong Q3; Apple cũng gần mức đó.
2. Bối cảnh tâm lý TTCK Mỹ
TTCK Mỹ đã ở vùng Fear (tâm lý bi quan) trong 36 ngày liên tục, chuỗi ngày dài nhất trong 1 năm qua.
Các quỹ CTA (quỹ phòng hộ đầu tư phái sinh) đang bán khổng khoảng 52 tỉ đô cổ phiếu Mỹ, vị thế lớn nhất trong ít nhất 5 năm qua.
Tuy nhiên, theo thống kê trong quá khứ, sau mỗi giai đoạn lãi suất FED đạt đỉnh và giảm dần thì TTCK đều có tỷ suất sinh lời rất ấn tượng, trung bình khoảng 20%.
Hơn nữa, nhìn vào tính mùa vụ của chỉ số đo lường rủi ro VIX, chỉ số này cũng thường đạt đỉnh vào tháng 10,11 và duy trì thấp vào quý 1. Điều này đang ủng hộ đà tăng của TTCK trong 1 quý tới.
3. Thị trường trái phiếu nhiều khó khăn
Giai đoạn vừa qua là một khoảng thời gian khá tệ đối với thị trường trái phiếu, đặc biệt là Trái phiếu Chính phủ Mỹ (TPCP) khi bị bán tháo khá mạnh. Buổi đấu giá TPCP Mỹ kỳ hạn 30 năm tuần trước cũng không thuận lợi. Lợi suất trái phiếu đã tăng ở hầu hết kỳ hạn và lợi suất kỳ hạn 30 năm đã có mức bật tăng trong ngày cao nhất từ tháng 3/2020 khi mà tính thanh khoản của TPCP ở mức thấp nhất trong thập kỷ qua.
Các quỹ phòng hộ cũng đang bán khống TPCP Mỹ ở mức kỷ lục sau buổi đấu giá không đạt kỳ vọng về giá trị trúng thầu và thị trường lao động suy yếu.
Trong khi đó, thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) tỏ ra ổn định hơn khi lợi suất trái phiếu ở mức trung bình 5.6% kể từ 1857 (nhưng ở mức cao nhất kể từ 2009). Nguyên nhân là do lãi suất phi rủi ro (lợi suất TPCP) tăng mạnh nhưng phần bù rủi ro của TPDN giảm về mức thấp nhất trong 43 năm qua.
4. Bức tranh kinh tế và lạm phát Mỹ
Tuần rồi không có nhiều số liệu về vĩ mô quan trọng. Tuy nhiên, có thể thấy một số tín hiệu không tốt: đơn tiếp tục đề nghị trợ cấp thất nghiệp tăng, Chính phủ thâm hụt ngân sách nặng, niềm tin tiêu dùng suy yếu và kỳ vọng lạm phát ở mức cao.
Kỳ vọng lạm phát 12 tháng tới vẫn ở mức cao 4.2-4.4%, với kỳ vọng lạm phát 5-10 năm tới ở mức 3.2%.
Ước tính xác suất Mỹ bước vào suy thoái của New York FED vẫn ở mức cao. Tỉ lệ thất nghiệp có dấu hiệu tăng dần. Hiện tượng này đều xảy ra ở hầu hết các đợt suy thoái trước.
Ngoài ra, lần thứ 3 sau 50 năm, tăng trưởng tín dụng giảm hơn 2%. Hai lần trước xảy ra trước bong bóng Dotcom 2002 và sau Khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008.
5. Thị trường chứng khoản trong các đợt bầu cử tổng thống
Một năm trước cuộc bầu cử tổng thống tiếp theo, số phiếu ủng hộ ông Biden đang ở mức thấp nhất trong các đời Tổng thổng (37%), chỉ sau thời ông Jimmy Carter (32%). Ông Donald Trump của Đảng Cộng hòa đang thắng thế tính tới thời điểm hiện tại.
Theo thống kê trong quá khứ, thị trường chứng khoán Mỹ thường có mức tăng tốt nhất 1 năm trước bầu cử (SP500 tăng trung bình 20.1%) và năm diễn ra bầu cử (SP500 tăng trung bình 12.2%).
Mong là những sự kiện sẽ có ích với các NĐT. Chúc anh chị một tuần đầu tư mới thành công!