1. Một số thống kê về thị trường tài chính
Hầu hết các tài sản đều có mức sinh lời ấn tượng từ đầu năm 2023, đặc biệt là Bitcoin với mức tăng 75.9% YTD. Hàng hóa là nhóm duy nhất có mức sinh lời âm YTD khi đứng trước rủi ro suy thoái kinh tế.
Về mặt kỹ thuật, hầu hết các TTCK lớn trên thế giới đều đang giao dịch trên đường trung bình động 50 và 200 ngày.
2023 là bức tranh đối lập so với 2022, các cổ phiếu lớn đều tăng trưởng mạnh mẽ sau 1 năm 2022 đầy khắc nghiệt...
2. Những thống kế trong quá khứ đang chống lại đà tăng của thị trường
Tuy nhiên, các dữ liệu đang quá khứ đang chống lại đà tăng trong thời gian tới. Quý 3 thường là thời điểm có hiệu suất tệ nhất trong quá khứ...
Tháng 8 là tháng có hiệu suất tệ thứ hai trong quá khứ trong 3 thấp kỷ qua. Và tháng 9 là tháng có hiệu suất tệ nhất...
Chỉ số công nghệ Nasdaq đang ở vùng quá mua 60 ngày qua, khoảng thời gian dài nhất kể từ giai đoạn tiền bong bóng dot com...
Chỉ số VIX bật tăng lên mức trên 17 sau các sự kiện bị hạ tín nhiệm của Mỹ, sự lệch pha giữa SP500 và VIX đang ngày càng lớn...
Ngoài ra, theo thống kê các chu kỳ bầu cử Tổng thống Mỹ, S&P500 cũng đã tăng vượt hiệu suất trung bình trong quá khứ...
3. Apple triển vọng xấu - nhóm tech sẽ bị ảnh hưởng?
Giá cổ phiếu Apple đã giảm hơn 4% trong 1 phiên sau báo cáo tăng trưởng doanh thu âm 1% YoY trong quý 2. Điều này đang dấy lên lo ngại Apple sẽ kích hoạt lực bán từ nhóm Công nghệ và thị trường chung. Vốn hóa của Apple đã mất mốc 3000 tỉ USD sau những lo ngại về triển vọng Quý 4 ảm đạm...
Doanh thu của Apple đã tăng trưởng âm 3 quý liên tiếp.
4. Đường cong lãi suất báo hiệu đảo chiều CSTT?
Đường cong lợi suất 2s30s (kỳ hạn 30 năm và 2 năm) đã dốc lên 9 ngày liên lục (nghĩa là chênh lệch âm giữa lợi suất kỳ hạn 30 năm và 2 năm đang thu hẹp dần...
Ngoài ra, các đường cong lãi suất khác trên toàn cầu cũng thu hẹp đà âm, liệu đây sẽ là tín hiệu kết thúc chu kỳ siết chặt CSTT của các NHTW?
5. Vượt USD, Nhân Dân Tệ trở thành tiền tệ số 1 trong thanh toán quốc tế của Trung Quốc
Lần đầu tiên trong lịch sử, Nhân Dân Tệ trở thành đồng tiền được sử dụng nhiều nhất trong thanh toán đa phương của Trung Quốc. Giá trị các thanh toán đa phương của Trung Quốc đã tăng lên mức 549.9 tỉ USD trong tháng 3 (chiếm 48.4% tổng giá trị so với mức 46.7% của đồng USD) từ mức 434.5 tỉ USD tháng trước đó, theo Cơ quan quản lý ngoại hối Nhà nước của Trung Quốc.
Trong khi đó, vào năm 2010, thì đồng Nhân dân tệ chiếm 0% các thanh toán đa phương. Đây được xem là nỗ lực của Chính phủ Trung Quốc trong việc phổ biến đồng Nhân dân tệ và chống Đô la hóa của mình (Dedollarization).
Mong là những sự kiện sẽ có ích với các NĐT. Chúc anh chị một tuần đầu tư mới thành công!