1. Bài toán sau nâng trần nợ công
Với việc thoả thuận về giới hạn nợ được thông qua bởi cả hai viện và sẽ được Tổng thống Biden ký kết, Kho bạc Hoa Kỳ cần huy động thêm lượng tiền đang gửi tại FED. Việc ràng buộc giới hạn trần nợ giai đoạn qua khiến Chính phủ Mỹ phải sử dụng lượng tiền mặt còn lại để duy trì hoạt động.
Sắp tới, việc phát hành các khoản nợ ngắn hạn của Chính phủ Mỹ sẽ gây ra một ít áp lực về thanh khoản trên thị trường.
2. Lãi suất FED tháng 6 vẫn là dấu chấm hỏi
Khi Ủy ban Chính sách Tiền tệ Mở (FOMC) vào giai đoạn cấm truyền thông, luồng ý kiến trên thị trường rằng FED sẽ tạm dừng nâng lãi suất vào tháng 6 có vẻ thiếu căn cứ. Các nhận định và dữ liệu kinh tế gần đây cho thấy kì họp Fed tháng 6 vẫn còn bỏ ngõ.
Những phát biểu hướng dẫn chính sách (forward guidance) gần đây của Chủ tịch Powell dần mang tính linh hoạt vào dữ liệu hơn thay vì diều hâu như trước, điều này làm thị trường kì vọng kì họp tháng 6 sẽ tạm dừng nâng lãi suất. Thống đốc Jefferson cũng ám chí FED cân nhắc sẽ không nâng lãi suất sắp tới nhưng không rõ vào kỳ họp nào.
Quyết định trong tháng 6 có thể phụ thuộc nhiều vào báo cáo việc làm phi nông nghiệp (nonfarm payrolls) (vượt trội so với dự đoán), và chỉ số CPI lõi công bố vào ngày thứ nhất của cuộc họp FOMC tháng 6. Tuy nhiên, dự báo hiện tại của Cleveland Fed cho thấy một số liệu "nóng" khác là chỉ số PCE lõi, chỉ số ưa thích của Fed, sẽ tiếp tục ở mức cao.
3. Canada vẫn sẽ tiếp tục nâng lãi suất
Ngân hàng Trung ương Canada (BoC) sẽ công bố một tuyên bố mới vào thứ Tư mà không có dự báo hoặc cuộc họp báo. Phó Thống đốc sắp rời chức Beaudry sẽ trình bày báo cáo tiến triển kinh tế phi tiền tệ (non-MPR economic progress report) theo kế hoạch trong tuần này.
Scotia Economics kì vọng BoC sẽ tăng lãi suất 25 điểm cơ bản trong cuộc họp này, và sẵn sàng tiếp tục nâng thêm lãi suất nếu cần thiết. Nguyên nhân được cho là sự tăng trưởng GDP của nửa đầu năm 2023, việc tăng tốc bất ngờ của lạm phát lõi, và sự phục hồi mạnh mẽ hơn của thị trường nhà ở so với dự báo của Ngân hàng Trung ương Canada (BoC), kết hợp với việc giảm rủi ro từ bên ngoài (ví dụ: giới hạn nợ của Mỹ, khủng hoảng ngân hàng vùng Mỹ). Những điều này cần nhận được những phản ứng về mặt chính sách. Qua 2 khảo sát của BoC với các hộ gia đình và doanh nghiệp về kỳ vọng lạm phát, kết quả còn quá thấp so với các sự kiện đặc thù đang diễn ra tại Canada.
Năng suất lao động suy giảm trong khi chi phí lao động đang tiếp tục tăng cao...
Thời gian làm việc trung bình được dự báo sẽ tiếp tục tăng khi việc làm trống vẫn duy trì ở mức cao...
4. Rủi ro nâng lãi suất tiếp tục ở Úc
Quyết định của Ngân hàng Dự trữ Australia (RBA) vào thứ Ba có một số điểm tương đồng với BoC vào ngày tiếp theo. Sau khi RBA gây bất ngờ bằng việc tăng lãi suất trong cuộc họp trước đó, thị trường đang kỳ vọng khả năng tăng lãi suất tương đối trong tuần này khoảng 25 điểm cơ bản (bps). Biên bản cuộc họp trước đó cho thấy việc tạm dừng trong tháng 4 đã gây ra sự yếu đi của đồng tiền và giá nhà cao hơn, và tạo áp lực cho việc tiếp tục tăng lãi suất.
5. NHTW Peru sẽ neo lãi suất ở mức 7.75%
Thị trường đang đặt cược NHTW Peru (BCRP) sẽ giữ nguyên mức lãi suất tham chiếu tại 7,75% vào thứ Năm. Ngoài ra, các hướng dẫn chính sách của BCRP có thể tác động mạnh.
Lạm phát lõi không điều chỉnh theo mùa tháng 5 đã suy yếu hơn nhiều so với các tháng tương tự trong lịch sử.
Mong là những sự kiện sẽ có ích với các NĐT. Chúc anh chị một tuần đầu tư mới thành công!