1. Tổng kết bức tranh đầu tư năm 2023
Một năm có thể nói là thành công với nhiều tài sản tài chính mặc cho tình hình kinh tế vĩ mô có nhiều biến động mạnh. Các tài sản rủi ro càng cao càng có mức hồi phục mạnh mẽ trong 2023, tiêu biểu nhất là Bitcoin và nhóm công nghệ Nasdaq 100
Hầu hết các tài sản đều có mức sinh lời dương sau một năm 2022 suy giảm mạnh.
Chỉ số S&P500 (đại điện cho TTCK Mỹ) có mức tăng ấn tượng 26%, vượt nhiều kỳ vọng của nhà đầu tư và các tổ chức lớn.
2023 có thể nói là một năm của nhóm cổ phiếu công nghệ vốn hóa lớn khi nhóm Magneficient-7 đạt mức tăng 109%, hơn 4 lần so với S&P500.
Tỷ suất sinh lời (TSSL) vượt qua mọi kỳ vọng của các định chế tài chính lớn. Qua đó chúng ta rút ra rằng những dự phóng chỉ mang tính chất tham khảo giúp chúng ta đặt ra kỳ vọng về tương lai gần chứ không phải là kim chỉ nam. Tất cả cần có sự đánh giá và cập nhật một các khách quan trong quá trình đầu tư.
2. Kẻ mạnh càng mạnh, kẻ yếu bị loại bỏ
Mặc cho mức tăng 25% trong 2023, có đến 72% cổ phiểu thuộc S&P500 có TSSL thấp hơn so với benchmark. Có thể thấy bức tranh 2023 có sự phân hóa mạnh mẽ giữ các cổ phiếu.
Hơn nữa, hơn 46 tỉ USD vốn hóa bị thổi bay khi các SPAC phá sản (công ty rỗng lập ra với mục đích giúp các DN niêm yết thông qua sát nhập nó).
3. Dòng tiền ở đâu trên TTCK Mỹ?
Dòng tiền toàn cầu thời gian qua có xu hướng đổ mạnh vào TTCK Mỹ và rút ròng ở nhiều thị trường châu Á giúp TTCK Mỹ bứt phá mạnh mẽ.
Nhóm công nghệ là ngành thu hút được dòng tiền inflow nhiều nhất.
Dòng tiền ở nhóm cổ phiếu chu kỳ đang cho thấy NĐT kỳ vọng kinh tế "hạ cánh cứng" thay vì "hạ cánh mềm".
Điểm đặc biệt là định giá nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn đang ngày một "đắt" hơn, trong khi đó xu hướng ngược chiều ở nhóm vốn hóa bé hơn. Hướng đi nào cho 2024? Sóng của các cổ phiếu nhỏ hay đợt điều chỉnh của nhóm Bluechips?
4. Kinh tế Mỹ và Suy thoái
Kinh tế Mỹ 2023 bắt đầu với kỳ vọng suy thoái khi nợ chính phủ tăng "không phanh" và môi trường lãi suất neo cao. Tuy nhiên, xu hướng đó dường như dịu dần trong các tháng cuối năm.
Các chỉ báo kinh tế quan trọng (hard data) không có nhiều chuyển biến trong 2023, trong khi đó chỉ có nhưng data mềm tạo ra kỳ vọng cho NĐT.
77% ngân sách quỹ liên bang được thông qua vẫn chưa được chi tiêu (như 2000 tỉ USD của Đạo luật CHIPS, IIJA và ESSER). Nếu không thay đổi, điều này sẽ đẩy chi tiêu chính phủ thêm 350 tỉ USD từ nay đến 2025.
Bất động sản thương mại đang là mắt xích yếu nhất ở thị trường BĐS Mỹ. Nhiều bất động sản thương mai hàng đầu Los Angeles đang rao bán với mức chiết khấu 35-50% từ đỉnh.
Tuy nhiên có thể thấy, từ cuộc Đại suy thoái những năm 1930s, kinh tế Mỹ dường như ít suy thoái hơn và thời gian suy thoái cũng nhanh qua hơn.
5. Chuối cung ứng tại kênh đào Suez
Khoảng 50% các tàu chở container qua Biển Đỏ đã đổi hướng không đi qua kênh đào Suez. Và điều này sẽ kéo dài thời gian vận chuyển thêm 25% và tốn nhiều chi phí hơn.
Đây có thể là một rủi ro chuỗi cung ứng cho 2024 khi nhiều ảnh hưởng tới giao thương của nhiều loại hàng hóa. Mua vàng, dầu khí và lúa mạch có thể là 3 chiến lược để phòng hộ cho rủi ro này.
Mong là những sự kiện sẽ có ích với các NĐT. Chúc anh chị một tuần đầu tư mới thành công!